Mâm cúng và văn khấn ông Công ông Táo đầy đủ

Bích Ngọc-Chủ nhật, ngày 28/01/2024 06:06 GMT+7

VTV.vn - Cúng ông Công ông Táo là một ngày lễ rất quan trọng trước Tết Nguyên đán, một phong tục, nét đẹp văn hóa của người Việt Nam.

Lễ cúng ông Công, ông Táo được tiến hành từ ngày 17 đến ngày 23 tháng Chạp. Đây là một ngày lễ rất quan trọng trước Tết Nguyên đán, một phong tục, nét đẹp văn hóa của người Việt Nam. Theo truyền thuyết kể lại, ông Công là vị thần cai quản đất đai trong nhà, còn ông Táo là ba vị đầu rau trông coi việc bếp núc.

Vào ngày này hàng năm, các gia đình thường làm lễ cúng, tiễn ông Công ông Táo lên chầu trời, để báo cáo mọi việc tốt xấu của nhân gian.

Dù có bận việc tới mấy, nhưng cứ đến ngày 23 tháng Chạp âm lịch, gia đình Việt nào cũng sắm sửa chỉn chu ngày lễ tiễn ông Công, ông Táo về trời. Ngày 23 là ngày Nguyệt kỵ, cũng được coi là ngày kết thúc vòng quay của một năm nên người dân thực hiện nghi lễ tiễn ông Táo về trời để thưa với Ngọc hoàng những chuyện nhỏ to, chuyện vui, chuyện buồn của gia đình mình trong cả năm qua.

Một trong những lễ vật không thể thiếu là cá chép. Nguời ta vẫn nói cá chép vượt vũ môn, cá chép hóa thân thành rồng bay lên trời. Vào những ngày này, nhà nhà lại đi thả cá chép ra những vùng nước rộng. Nghi thức này đã trở thành ứng xử tập thể mà ở đó, những sinh linh nhỏ bé được trả lại sự sống. Nó mang lại ý nghĩa tâm linh khi sự sống được vun trồng, cũng là hành động gìn giữ môi trường, tạo ra nguồn thức ăn nuôi dưỡng môi trường.

Mâm cúng và văn khấn ông Công ông Táo đầy đủ - Ảnh 1.

Mâm cơm lễ ông Công, ông Táo cần những gì?

Lễ vật cúng ông Táo truyền thống gồm có: Mũ ông Công ba cỗ hay ba chiếc: Hai mũ đàn ông và một mũ đàn bà. Mũ dành cho các ông Táo thì có hai cánh chuồn, mũ Táo bà thì không có cánh chuồn. Nhiều người chỉ cúng một cỗ mũ ông Công (có hai cánh chuồn) để tượng trưng.

Tiền vàng.

1 chiếc áo.

1 đôi hia bằng giấy.

Lễ cúng ông Táo thường được tiến hành trước 12 giờ trưa ngày 23 tháng Chạp Âm lịch (có thể cúng vào trưa, tối ngày 22 tháng Chạp hoặc sáng 23 tháng Chạp) bởi dân gian quan niệm sau 12 giờ trưa là ông Táo lên chầu trời nên sẽ không nhận được đồ cúng.

Tùy thuộc vào điều kiện của từng gia đình, cơ bản với các món truyền thống như xôi, chè, bánh chưng, nem rán, gà luộc, giò lụa, canh miến nấu lòng gà, dưa hành, nộm...

Với các gia đình cúng chay thuần khiết, mâm cỗ cúng có thể gồm các món canh thập cẩm rau củ hoặc canh măng chay...

Ngoài ra, để Táo quân có phương tiện về chầu trời, ở miền Bắc người ta còn cúng cá chép còn sống thả trong chậu nước, ngụ ý "cá hóa long" nghĩa là cá sẽ biến thành Rồng đưa ông Táo về trời. Con cá chép này sẽ "phóng sinh" (thả ra ao hồ hay ra sông sau khi cúng).

Tùy theo phong tục vùng miền mà nghi lễ cúng ông Công, ông Táo giữa 3 miền Bắc - Trung -Nam có sự khác biệt nhất định, nhưng nhìn chung là đều thể hiện tấm lòng thành kính của gia chủ đối với vị thần cai quản việc phúc đức trong nhà.

Văn khấn lễ tiễn ông Công ông Táo

Văn khấn lễ tiễn ông Công ông Táo theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam - NXB Văn hóa Thông tin.

Những điều kiêng kỵ khi thực hiện nghi lễ cúng ông Công ông Táo

- Cần tiến hành cúng lễ trước 12h ngày 23 tháng Chạp là thời điểm ông Công ông Táo bay về chầu trời.

- Ăn mặc kín đáo, sạch sẽ khi cúng để thể hiện sự tôn kính của gia chủ đối với các quan thần.

- Khi đọc văn khấn cần phải đọc với thái độ trang nghiêm, giọng đọc to, rõ ràng, rành mạch.

- Đặt mâm cúng ở bàn thờ gia tiên hoặc lập bàn thờ Táo quân riêng chứ không đặt ở dưới bếp.

- Không thả cá chép từ trên cao xuống mà cần thả nhẹ nhàng ở mép nước.

Nhộn nhịp ngày ông Công ông Táo ở TP Hồ Chí Minh Nhộn nhịp ngày ông Công ông Táo ở TP Hồ Chí Minh

VTV.vn - Tại TP Hồ Chí Minh, việc cúng ông Công ông Táo của các gia đình cũng có những nét đặc biệt, với những món đồ cúng lễ đặc trưng, theo phong tục của người miền Nam.


* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước