Tái hiện phong tục dựng cây nêu ngày Tết

Ban Thời sự-Thứ sáu, ngày 09/02/2018 19:42 GMT+7

VTV.vn - Ngày dựng cây nêu gọi là thượng nêu và được tiến hành vào ngày 23 tháng Chạp, với ý nghĩa trừ ma quỷ, xua đuổi những điều xấu xa của năm cũ.

Nghi lễ dựng cây nêu được thực hiện theo đúng truyền thống từ lâu đời trong văn hóa của người Việt. Đó là dùng cây tre già, lóng tre đều và còn nguyên lá tươi trên ngọ, được treo cờ hội vuông ngay bên dưới lá tre, được trang trí lồng đèn tạo mầu sắc, lá phướn mang câu chữ với ý nghĩa chúc mừng năm mới được treo cùng vị trí với cờ hội buông xuống bên dưới và những vật dụng trang trí tạo âm thanh như chuông đất, khánh sành hay chuông gió..

Ngày dựng cây nêu gọi là thượng nêu và được tiến hành vào ngày 23 tháng Chạp, với ý nghĩa trừ ma quỷ, thờ phụng thần linh, xua đuổi những điều xấu xa của năm cũ và là cầu nối giữa vũ trụ với đất trời.

Đây cũng là một trong những tập tục được Trung tâm bảo tồn di sản Thăng Long Hà Nội tổ chức hàng năm, nhằm gợi lại không khí Tết cổ truyền cho người dân thủ đô và giới thiệu đến khách tham quan hiểu thêm về nét văn hóa đặc trưng trong ngày Tết truyền thống của dân tộc.

Theo thời gian, việc dựng cây nêu ngày Tết tuy có nhiều thay đổi theo tập quán của từng địa phương. Song ý nghĩa tượng trưng cho mong muốn bảo vệ con người, tạo lập hạnh phúc thì không thay đổi. Chính vì vậy mà việc tái hiện phong tục dựng cây nêu ngày Tết một lần nữa nhắc nhở mỗi người ý thức giữ gìn một nét văn hóa có ý nghĩa trong đời sống tâm thức của người Việt từ xa xưa.

Dựng cây nêu đón Tết tại hoàng cung Huế Dựng cây nêu đón Tết tại hoàng cung Huế

VTV.vn - Ngày 20/1, Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế tổ chức lễ dựng cây nêu, một nghi lễ có ý nghĩa tâm linh của người Việt được tái hiện trong Đại nội Huế.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước