Tại sao bạn cảm thấy lo lắng?

N.M (Dịch)-Thứ sáu, ngày 03/05/2013 15:37 GMT+7

 Trong khi trị liệu có thể giúp bạn giảm thiểu những nguyên nhân của sự lo lắng và tìm hiểu cách đối phó với các triệu chứng tốt hơn thì có những thứ chúng ta cần tránh để xảy ra. Dưới đây là một số trong những nguyên nhân đáng ngạc nhiên nhất có lẽ bạn chưa bao giờ nghĩ tới.

Không có gì ngạc nhiên rằng hiện nay có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự lo lắng hơn bao giờ hết. Nhiều người được chẩn đoán mắc các triệu chứng liên quan đến lo lắng hoặc phải điều trị tình trạng suy nhược do lo âu.

Chúng không chỉ là vấn đề lớn khiến chúng ta căng thẳng mà đôi khi chỉ bởi nguyên nhân cực kỳ đơn giản trong cuộc sống hàng ngày mà bạn không nhận ra.

Trong khi trị liệu có thể giúp bạn giảm thiểu những nguyên nhân của sự lo lắng và tìm hiểu cách đối phó với các triệu chứng tốt hơn thì có những thứ chúng ta cần tránh để xảy ra. Dưới đây là một số trong những nguyên nhân đáng ngạc nhiên nhất có lẽ bạn chưa bao giờ nghĩ tới.

1. Phẩm màu, thuốc nhuộm

Phẩm màu thực phẩm với nhiều màu sắc tươi sáng và bắt mắt có thể làm cho các món bánh hấp dẫn hơn nhưng chúng lại có tác động không mấy tích cực đến mức độ lo lắng của bạn.

Hàng trăm người cho biết họ cảm thấy lo lắng và trải qua những thay đổi tâm trạng sau khi tiêu thụ các phụ gia thực phẩm như đường nhân tạo, màu thực phẩm và thuốc nhuộm. Thậm chí, có những cuộc điều tra liên tục về các phụ gia như ADHD và chứng tự kỷ ở trẻ em.

Ở thời điểm này, người ta nghĩ rằng các chất tạo ngọt nhân tạo là một dạng độc tố có thể làm xáo trộn hệ thần kinh của bạn, làm cho một số hoạt động chức năng trở nên bất thường và các triệu chứng lo âu. Hiện nay, điều này được cho là một trong số những nguyên nhân của sự lo lắng.

2. Sữa và Bánh mì

Sự phản ứng với thực phẩm khác nhau ở từng người, như đau đầu đến các vấn đề về tiêu hóa hoặc thậm chí là dị ứng toàn thân có thể đe dọa tính mạng. Tuy nhiên, ngay cả sự nhạy cảm nhẹ nhất cũng dễ dẫn đến lo lắng và tác động đến tâm trạng của bạn.

‘ Các nghiên cứu về gluten, đậu nành, sô cô la và sữa đã cho thấy chúng có thể tác động nghiêm trọng đến mức độ hormone của bạn và gây ra tâm trạng lo sợ không thể kiểm soát được.

Nếu bạn từng gặp trạng thái tương tự, hãy thử tạm ngưng sử dụng chúng một thời gian để tâm trạng của bạn thay đổi theo chiều hướng tích cực.

3. Mất nước

Trở lại năm 2009, Đại học Tufts đã tiến hành một nghiên cứu về các vận động viên. Họ phát hiện ra rằng những vận động viên thường xuyên bị mất nước nhẹ thường cảm thấy tức giận, căng thẳng, mệt mỏi và bối rối, nhưng những triệu chứng này hoàn toàn biến mất khi họ uống đủ nước. Còn đối với những vận động viên uống đủ nước gần như ít gặp các triệu chứng tương tự.

Sau nhiều lần nghiên cứu, khảo sát, các nhà khoa học đều đưa ra kết luận tương tự. Do đó, hãy chắc chắn rằng bạn uống đủ nước và đó là điều kiện cần thiết đảm bảo tâm trí và cơ thể của bạn hoạt động trơn tru.

4. Thói quen sinh hoạt không thường xuyên

Lần cuối cùng bạn bỏ bữa ăn là khi nào? Hầu hết chúng ta đang sống một xã hội bận rộn và thật quá dễ dàng để quyết định sử dụng thời gian ăn uống cho một việc gì khác hoặc mất cảm giác ngon miệng khi cảm thấy căng thẳng.

Tuy nhiên, việc bỏ bữa sẽ dẫn tới sự sụt giảm lượng đường trong máu, gây ra các biểu hiện trầm cảm và dễ bị kích thích.

Về lâu dài, điều này có thể gây ra một số vấn đề nghiêm trọng cùng với các triệu chứng khác như suy nhược, nhầm lẫn và chóng mặt. Hãy chắc chắn rằng bạn luôn ăn đúng bữa, ngay cả khi bạn đang bận bịu.

5. Dược phẩm

Bạn sẽ rất ngạc nhiên khi biết rằng phần lớn các loại thuốc trên thị trường đều có chứa caffein. Tất cả mọi thứ từ thuốc đau đầu, thông mũi, thuốc ho đến viên giảm cân đều có vì nó giúp tăng hiệu quả và cung cấp thêm năng lượng.

Nhưng thật không may, nó cũng liên quan tới việc mức độ lo lắng bị tăng mạnh, đặc biệt là khi sử dụng lâu dài. Nếu thử tính lượng cà phê đang uống trong ngày, bạn có thể thấy mình tiêu thụ quá nhiều.

Vì vậy, hãy lựa chọn các thuốc không có chứa caffeine khi có thể, cắt giảm lượng cà phê tiêu thụ và kiểm tra các tác dụng phụ của bất kỳ loại thuốc nào khác mà bạn đang sử dụng, kể cả thảo dược.

6. Suy nghĩ tiêu cực

Nếu bạn đang phải chịu đựng một khoảng thời gian khó khăn, bạn sẽ khó kéo mình ra khỏi vòng xoáy của những suy nghĩ tiêu cực. Mặc dù vậy, đây là thứ bạn nên thay đổi vì chúng đã được chứng minh có ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe tinh thần của bạn.

Những suy nghĩ tiêu cực hay những lời chỉ trích vô thức khi stress hiếm khi hữu ích và thường có thể dẫn đến các trạng thái như khóc, khó chịu và trầm cảm. Một khi chúng đã hình thành, bạn sẽ khó giải quyết. Vì vậy, hãy cố gắng giảm thiểu càng nhiều càng tốt và tìm ra một liệu pháp hiệu quả hơn nếu bạn cần giúp đỡ. Một khi chúng không còn tồn tại, mức độ lo lắng của bạn sẽ thấp hơn rất nhiều.

7. Hút thuốc

Nhiều người hút thuốc cho rằng thói quen ấy giúp họ thư giãn và bình tĩnh. Nhưng điều quan trọng phải nhớ rằng thuốc lá là một dạng chất kích thích và không có tác dụng làm dịu cơ thể một cách tự nhiên.

Nicotine được chứng minh là nguyên nhân làm tăng nhịp tim và gây ra những trạng thái cảm xúc đáng báo động. Bên cạnh đó, những người hút thuốc còn có nguy cơ phải đối mặt với các cơn hoảng loạn cao gấp 3 lần so với người bình thường.

Hiệp hội nghiên cứu các bệnh tâm thần và khủng hoảng của Mỹ cũng cho thấy rằng hầu hết những người tìm đến rượu và ma túy với mục đích để bình tĩnh đều cảm thấy stress nặng hơn trước khi sử dụng.

Lời khuyên hữu ích ở đây là hãy tránh xa chúng và để cho bộ não và cơ thể của bạn được cải thiện. Những chất kích thích này là nguyên nhân hàng đầu của hội chứng lo lắng. Vì vậy, chúng đáng bị loại bỏ để cuộc sống của bạn lành mạnh hơn.

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước