Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ lý giải việc không biên soạn sách giáo khoa

VTV Digital-Thứ bảy, ngày 16/05/2020 23:24 GMT+7

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ. Ảnh: Dân trí.

VTV.vn - Tại phiên họp thứ 45 của UBTVQH chiều 16/5, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ đã báo cáo việc thực hiện nhiệm vụ biên soạn một bộ SGK theo Nghị quyết 88/2014 của Quốc hội.

Giải thích về việc không biên soạn được sách giáo khoa, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết: theo quy định của Ngân hàng Thế giới, việc tuyển chọn tác giả làm sách phải thông qua đấu thầu rộng rãi. Nhưng cả hai lần tổ chức đấu thầu, Bộ đều không ký được hợp đồng với chuyên gia.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ lý giải việc không biên soạn sách giáo khoa - Ảnh 1.

Ảnh minh họa. Ảnh: Dân trí.

Cụ thể, lần đấu thầu đâù tiên vào cuối năm 2018, hầu hết các chuyên gia có kinh nghiệm đã ký hợp đồng với các nhà xuất bản. Đến tháng 2/2020, trong lần đấu thầu thứ hai, khi thương thảo ký hợp đồng thì các tác giả đã đưa ra nhiều yêu cầu về nhuận bút lâu dài sau khi biên soạn và theo quy định Bộ không đáp ứng được.

Chia sẻ với những khó khăn khách quan mà Chính phủ và Bộ Giáo dục và Đào tạo nêu, tuy nhiên một số ý kiến tại phiên họp cũng cho rằng: Bộ Giáo dục và Đào tạo cần rút kinh nghiệm khi thực hiện Nghị quyết 88 chậm hơn 1 năm. Việc Bộ Giáo dục và Đào tạo không thực hiện được bộ sách giáo khoa mà sử dụng bộ sách biên soạn theo phương thức xã hội hóa có thể dẫn tới thực tế là giá sách sẽ bị đẩy lên cao hơn so với trước đây.

Chọn sách giáo khoa lớp 1: Để thuận lợi cho giáo viên hay vì ích lợi cho học sinh? Chọn sách giáo khoa lớp 1: Để thuận lợi cho giáo viên hay vì ích lợi cho học sinh?

VTV.vn - Chỉ còn vài ngày nữa, thời hạn chọn sách sẽ kết thúc. Tại nhiều nhà trường, một cuộc tranh luận vẫn diễn ra về mục tiêu chọn sách.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước