Doanh nghiệp vận tải gặp khó vì “phí chồng phí”

Ban Thời sự-Thứ tư, ngày 02/03/2022 21:03 GMT+7

VTV.vn - Theo Hiệp hội vận tải TP Hồ Chí Minh, hiện nay các doanh nghiệp vận tải đang gánh rất nhiều loại phí khiến khó khăn gấp 2 - 3 lần so với trước đây.

Mua một chiếc ô tô không khó, nuôi một chiếc ô tô mới khó - đây là cảm nhận của nhiều người sau khi sở hữu một chiếc xe ô tô, nhất là đối với các doanh nghiệp vận tải. Ngoài các loại phí cố định, giá xăng dầu tăng cao càng khiến cho các loại chi phí đầu vào tăng lên. Trong khi đó, dịch bệnh lại khiến cho lượng đơn hàng giảm mạnh

Một doanh nghiệp vận tải cho biết, hàng ngày thường giao nhận hàng từ Cảng Cát Lái về Bình Dương. Chi phí vận chuyển hàng hóa qua đoạn đường này gồm rất nhiều loại phí như: Chi phí cho dầu diesel, phí BOT ở xa lộ Hà Nội, phí nhân công...

Không chỉ có nhiều loại phí bủa vây, giá dầu diesel đang phi mã lên đến 21.300 đồng/lít, tăng hơn 66% so với cùng kỳ năm trước tiếp tục đẩy doanh nghiệp vào tình cảnh khó khăn. Tuy nhiên để giữ khách, doanh nghiệp vẫn không tăng giá cước.

"Với chi phí xăng dầu như thế này chúng tôi không thấy có lời nếu không kết hợp với các dịch vụ khác. Chúng tôi phải lấy cái này bù cái khác", ông Hồ Trọng Bình - Giám đốc Kinh doanh, Công ty CP Dịch vụ hàng hải (TRA-SAS) cho hay.

Doanh nghiệp vận tải gặp khó vì “phí chồng phí” - Ảnh 1.

Ảnh minh họa - Ảnh: Dân trí.

Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng có dịch vụ khác để bù đắp nên khi chi phí đầu vào tăng, các doanh nghiệp phải tăng giá.

Ông Đinh Phạm Tri - Công ty Quốc tế Delta cho biết: "Chi phí đầu vào tăng như vậy dẫn đến chúng tôi phải tăng giá cước thu của khách hàng. Điều này làm ảnh hưởng đến khối lượng hàng hóa giảm so với trước đây từ 10 - 20%".

Theo Hiệp hội vận tải TP Hồ Chí Minh, hiện nay các doanh nghiệp vận tải đang gánh rất nhiều loại phí như: Phí bảo trì đường bộ, phí bến bãi, phí nhân công, phí xăng dầu, phí bảo hiểm... trong khi đó, phí xăng dầu chiếm đến 35% giá cước vận tải. "Phí chồng phí" khiến cho các doanh nghiệp vận tải khó khăn gấp 2 - 3 lần so với trước đây. 

Theo đại diện Hiệp hội vận tải TP Hồ Chí Minh, để các doanh nghiệp vận tải hoạt động hiệu quả, bảo đảm chuỗi cung ứng, các doanh nghiệp mong muốn Nhà nước giảm chi phí bảo trì đường bộ và có chính sách bình ổn xăng dầu tốt.

Doanh nghiệp vận tải biển điêu đứng vì giá xăng dầu Doanh nghiệp vận tải biển điêu đứng vì giá xăng dầu

VTV.vn - Các doanh nghiệp ngành logistics cũng đề xuất tăng năng lực, hiệu quả của công cụ quỹ bình ổn xăng dầu, để từng bước điều tiết giá xăng dầu trên thị trường hiện nay.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước