Dự thảo Thông tư cơ cấu nợ: Cần mở rộng thời hạn và đối tượng

VTV Digital-Thứ sáu, ngày 21/04/2023 15:26 GMT+7

VTV.vn - Theo các chuyên gia tài chính ngân hàng, rất cần mở rộng thời hạn và đối tượng được cơ cấu nợ để hỗ trợ tốt nhất cho người dân và doanh nghiệp.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa công bố dự thảo Thông tư về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn trong sản xuất, kinh doanh. Việc xem xét trên cơ sở đề nghị của khách hàng, khả năng tài chính của tổ chức tín dụng, đáp ứng đủ 7 điều kiện kèm theo.

Theo dự thảo Thông tư của Ngân hàng Nhà nước về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài xem xét cơ cấu lại thời hạn trả nợ và không chuyển nhóm nợ với khách hàng sản xuất kinh doanh gặp khó khăn, các khoản nợ được xem xét là: Các khoản nợ phát sinh trước ngày Thông tư này có hiệu lực; Có nghĩa vụ trả nợ gốc và lãi trong khoản thời gian Thông tư này có hiệu lực cho đến hết 31/12/2023; Cơ cấu nợ không quá 12 tháng; Cơ cấu thời hạn trả nợ đến hết 31/12/2023. Các khách hàng gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh dẫn đến doanh thu và thu nhập giảm sẽ được ngân hàng xem xét cơ cấu nợ.

Như vậy, việc cơ cấu thời hạn trả nợ giữ nguyên nhóm nợ, chỉ áp dụng với nhóm khách hàng doanh nghiệp gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh, mà không đề cập tới nhóm khách hàng cá nhân. Đây là nhóm khách hàng cũng bị ảnh hưởng rất nhiều khi sản xuất kinh doanh gặp khó khiến thu nhập sụt giảm, ảnh hưởng tới khả năng trả nợ.

Bên cạnh đó, thời hạn cơ cấu nợ trong vòng 12 tháng. Theo các chuyên gia, đây là khoảng thời gian ngắn. Do vậy, đối tượng thụ hưởng chủ yếu từ chính sách này sẽ là các khoản vay ngắn hạn, còn các khoản vay trung và dài hạn rất khó để tiếp cận chính sách.

Dự thảo Thông tư cơ cấu nợ: Cần mở rộng thời hạn và đối tượng - Ảnh 1.

(Ảnh minh họa - Ảnh: Dân trí)

Theo các chuyên gia tài chính ngân hàng, rất cần mở rộng thời hạn và đối tượng được cơ cấu nợ để hỗ trợ tốt nhất cho người dân và doanh nghiệp vượt qua giai đoạn kinh tế gặp nhiều khó khăn do sự guy giảm từ kinh tế toàn cầu. Được biết, Ngân hàng Nhà nước vẫn đang ghi nhận các góp ý bằng văn bản từ các tổ chức tín dụng.

Quy định trên nếu được thực hiện, không chỉ giúp doanh nghiệp có thêm cơ hội để không bị chuyển nhóm nợ, hay rơi vào danh sách có các khoản nợ xấu, từ đó có điều kiện phục hồi sản xuất kinh doanh tốt hơn.

Ông Đinh Trọng Thịnh - Giảng viên cao cấp, Học viện Tài chính nhận định: "Dự thảo giúp các ngân hàng có cơ sở về mặt pháp lý để có thể giãn, hoãn, khoanh các nhóm nợ cho các doanh nghiệp. Từ đó, tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn tín dụng".

"Thời gian của Thông tư để hỗ trợ và cơ cấu đến cuối 2023 thì tôi nghĩ đó là thời gian hợp lí. Nhìn ở góc độ người làm chính sách, không thể để thời gian quá dài, nếu thời gian quá dài doanh nghiệp đâu đó cũng sẽ có sự ỷ lại. Vì vậy, với mức độ thời gian từ nay đến năm 2023, tôi nghĩ cũng là thời gian hợp lý rồi", ông Nguyễn Minh Hoàng - Giám đốc Phân tích, Công ty Cổ phần Chứng khoán Nhất Việt đánh giá.

NHNN ra dự thảo Thông tư về cơ cấu nợ, giữ nguyên nhóm nợ NHNN ra dự thảo Thông tư về cơ cấu nợ, giữ nguyên nhóm nợ

VTV.vn - Dự thảo Thông tư quy định khách hàng được cơ cấu nợ nếu có khả năng trả nợ đầy đủ nợ gốc và/hoặc lãi theo thời hạn trả nợ.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước