"Kết đôi" online & offline - Xu hướng mới của các nhà bán lẻ

Trung tâm Tin tức VTV24-Thứ sáu, ngày 24/11/2017 10:06 GMT+7

VTV.vn - Kết hợp giữa online & offline là xu hướng bán hàng nhiều doanh nghiệp đang lựa chọn.

Online là xu hướng mua hàng khó tránh khỏi của người tiêu dùng bởi theo khảo sát của PwC, mỗi tháng cứ 2 người sẽ có 1 người mua hàng qua điện thoại thông minh. Do đó, dù muốn hay không, doanh nghiệp Việt cũng không thể không tiếp cận tới món "vũ khí" online.

Những cái tên như FPT hay Thế giới Di động có xu hướng tích hợp thương mại điện tử trong bán lẻ. Hay như các trung tâm thương mại của Vingroup, theo lời chia sẻ của đại diện đơn vị này trên trang tin cafebiz, các đơn vị thuê gian hàng tại đây không chỉ bán hàng offline, mà còn có thể tận dụng cả kênh bán hàng trực tuyến của Vingroup là Adayroi.

Tuy nhiên, các chuyên gia đều khẳng định rằng thương mại điện tử chưa thể lấn át và thay thế bán hàng trực tiếp. Ví dụ như "tân binh" ngành bán lẻ Bách Hóa Xanh thúc đẩy kênh bán hàng online, thậm chí là miễn phí giao hàng trong bán kính nhất định nhưng vẫn phát triển mạnh kênh truyền thống, mở thêm 176 cửa hàng, tức tăng thêm gần 5 lần chỉ trong 1 năm qua.

Các cửa hàng làm gia tăng chi phí và giảm lợi nhuận nhưng ngược lại thương mại điện tử cần không gian trải nghiệm để kết nối các khách hàng trung thành, thân thiết hơn. Vì vậy, theo một nhận định trên tờ Thời báo kinh doanh, sự kết hợp giữa online và offline là chìa khóa quyết định thành bại của các nhà bán lẻ.

Kết đôi online & offline - Xu hướng mới của các nhà bán lẻ - Ảnh 1.

Nhận định trên cũng không phải không có lý do khi mới đây Amazon đã chính thức triển khai một khái niệm mua sắm hoàn toàn mới "Treasure Truck" - hình thức kết hợp vừa đặt hàng online, vừa tới tận nơi một chiếc xe tải chở hàng gần đó để nhận đồ. Hay Alibaba - một đế chế thương mại điện tử lại quyết định đầu tư vào chuỗi siêu thị bán lẻ truyền thống lớn nhất Trung Quốc Sun Art. Thực tế cho thấy khi tăng trưởng đủ lớn, các "ông lớn" về thương mại điện tử lại tìm cách này hay cách khác để quay trở lại thế giới thực.

Áp lực từ các doanh nghiệp nước ngoài càng cho thấy rõ hơn xu thế này như Central group đã mua lại 49% chuỗi siêu thị điện máy Nguyễn Kim nhưng cũng đồng thời mua lại mảng kinh doanh trực tuyến của Zalora Việt Nam. Hay Alibaba đã bước chân vào thị trường mua sắm trực tuyến Việt Nam thông qua Lazada nhưng theo thông tin trên tờ Diễn đàn doanh nghiệp có khả năng kênh bán lẻ đa quốc gia Auchan sẽ trở thành công cụ để Alibaba tham gia vào mảng mua sắm truyền thống tại Việt Nam.

Rất có thể, trong tương lai, những sản phẩm ngoại sẽ chính thức lên kệ tại Việt Nam mà không cần phải trôi nổi hay cắt mác mà thay vào đó bằng chính vỏ bọc sản phẩm nội địa uy tín.

71 người dùng “chat” với người bán trước khi mua hàng online 71 người dùng “chat” với người bán trước khi mua hàng online

VTV.vn - Số liệu của sàn thương mại điện tử Shopee cho thấy người tiêu dùng Việt Nam có xu hướng muốn tương tác trực tiếp với người bán để lấy thêm thông tin trước khi mua hàng.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước