Trung Quốc “mạnh tay” chấn chỉnh doanh nghiệp giáo dục tư nhân

Thái Bình (PV Đài THVN thường trú tại Trung Quốc)-Thứ tư, ngày 28/07/2021 08:23 GMT+7

VTV.vn - Đây là nỗ lực của Chính phủ Trung Quốc nhằm giảm chi phí giáo dục cho các gia đình và chấn chỉnh hoạt động dạy thêm ngoài giờ đang tràn lan ở quốc gia này.

Chứng khoán Trung Quốc tiếp tục bị bán tháo mạnh ngày thứ 3 liên tiếp, sau khi Chính phủ nước này tuần trước công bố các cải cách nhằm siết chặt mô hình kinh doanh của các công ty tư nhân trong lĩnh vực giáo dục.

Như vậy, sau các hoạt động chấn chỉnh mạnh tay với các doanh nghiệp công nghệ và bất động sản, nay đến lượt các công ty về giáo dục, các tổ chức dạy thêm tư nhân chịu nhiều kiểm soát hơn.

Hiện nhiều công ty chứng khoán lớn tại Hong Kông (Trung Quốc) đã giảm mức cho vay ký quỹ (margin) cho các cổ phiếu giáo dục trong nước. Báo chí Trung Quốc đánh giá, ngành công nghiệp dạy thêm, học thêm trị giá 120 tỷ USD tại thị trường tỷ dân này đang bị chấn động. 

Trung Quốc “mạnh tay” chấn chỉnh doanh nghiệp giáo dục tư nhân - Ảnh 1.

Trẻ em trong buổi chiều tan học tại Thâm Quyến, tỉnh Quảng Đông Trung Quốc ngày 20/4/2021. Ảnh: Reuters.

Theo các quy định mới, tất cả các cơ sở cung cấp dịch vụ dạy thêm theo chương trình của trường học sẽ được đăng ký là tổ chức phi lợi nhuận và sẽ không cấp thêm giấy phép thành lập mới.

Các công ty dạy thêm trực tuyến bị cấm dạy thêm vào các ngày cuối tuần, ngày lễ và kỳ nghỉ học. Các doanh nghiệp dạy thêm tư nhân cũng sẽ bị cấm huy động tiền thông qua sàn chứng khoán. Cơ quan chức năng chưa cung cấp thông tin chi tiết triển khai các quy định này.

Bộ Giáo dục Trung Quốc nhấn mạnh những quy định mới cũng nhằm góp phần giảm bớt áp lực học hành cho con trẻ cũng như là bớt gánh nặng tài chính cho phụ huynh.

Ngay lập tức nhiều tập đoàn giáo dục tư nhân như Tập đoàn giáo dục và công nghệ Phương Đông mất gần 7,7 tỷ USD trên sàn chứng khoán, TAL Education mất 9 tỷ USD.

Chính sách thắt chặt mạnh mẽ của Trung Quốc đã làm cho các đơn vị không dự đoán được. Các công ty muốn tồn tại phải cắt một loạt các hoạt động kinh doanh để đáp ứng yêu cầu phi lợi nhuận trong lĩnh vực giáo dục nhưng phải mở ra ngành mới không liên quan đến học thuật để tồn tại.


* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước