Nắng nóng gay gắt, đề phòng đột quỵ do sốc nhiệt và mất nước

Linh Chi, icon
12:51 ngày 21/05/2020

VTV.vn - Với thời tiết nắng nóng gay gắt trong những ngày gần đây, điển hình là hôm nay, nhiệt độ nhiều nơi lên đến 42 độ C, nguy cơ xảy ra đột quỵ là rất cao.

Hình minh họa.

Theo các chuyên gia y tế, nắng nóng gay gắt, nhiệt độ cao nguy cơ xảy ra đột quỵ với những người cao tuổi, người mắc bệnh mạn tính luôn rình rập. Chính vì thế, mọi người cần nắm rõ cách phòng tránh và sơ cứu bệnh nhân đột quỵ trong thời điểm này:

Những điều cần làm để phòng tránh đột quỵ mùa nắng nóng:

- Theo dõi dự báo thời tiết để chủ động phòng tránh.

- Người cao tuổi không nên đi lại làm việc vào ngày nắng nóng, nhất là giờ cao điểm từ 10h sáng đến 4h chiều.

- Không nên đột ngột từ phòng điều hòa ra ngoài nắng ngay mà phải có thời gian thích ứng với nhiệt độ ngoài trời.

- Sử dụng máy điều hòa ở nhiệt độ: 26 - 28 độ C

- Uống nước thường xuyên để tránh mất nước, nên dùng thêm nước trái cây, rau xanh.

- Không làm việc hoạt động gắng sức khi cơ thể mệt mỏi, đói, khát khi ở ngoài trời nắng.

- Kiểm soát stress, ăn uống lành mạnh; ngủ đủ giấc; thường xuyên kiểm tra huyết áp và đường huyết; tránh xa rượu bia; thuốc lá.

Nắng nóng gay gắt, đề phòng đột quỵ do sốc nhiệt và mất nước - Ảnh 1.

Không làm việc hoạt động gắng sức khi cơ thể mệt mỏi, đói, khát khi ở ngoài trời nắng. (Ảnh minh họa)

Lưu ý sơ cứu khi bệnh nhân có dấu hiệu đột quỵ do nắng nóng:

- Nhanh chóng đưa bệnh nhân vào nơi thoáng mát, cởi bỏ bớt hoặc nới rộng quần áo, lau mát. Bệnh nhân bị ngất hoặc hôn mê không nên cố gắng cho uống nước vì dễ gây sặc nước vào phổi càng nguy hiểm.

- Trường hợp bệnh nhân bị ngừng tim (bắt mạch hoặc sờ không thấy tim đập) phải làm hô hấp nhân tạo hà hơi thổi ngạt và ép tim ngoài lồng ngực.

- Nhanh chóng đưa bệnh nhân đến bệnh viện.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Cùng chuyên mục