Tiểu đêm là dấu hiệu của bệnh gì?

Ban Khoa giáo, icon
07:18 ngày 16/12/2017

VTV.vn - Chứng tiểu đêm có thể là dấu hiệu của bệnh lý về thận, bàng quang, u xơ tiền liệt tuyến, u xơ tử cung, tiểu đường...

Ảnh minh họa.

Một giấc ngủ ngon là một trong những yếu tố để chúng ta có sức khỏe tốt và trạng thái tinh thần minh mẫn. Tuy nhiên, với rất nhiều người, đặc biệt là người cao tuổi, để có được một giấc ngủ ngon thực sự rất khó bởi chứng tiểu đêm. Nếu chứng tiểu đêm không được chữa trị kịp thời thì còn gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm khác đối với sức khỏe.

BS CKII Trần Quang Đạt, nguyên Chủ nhiệm Bộ môn Châm cứu, khoa Đông y, Đại học Y Hà Nội cho biết, thông thường, người bình thường sẽ đi tiểu từ 8 - 10 lần/ngày đêm, trong đó đa phần đi tiểu vào ban ngày, còn ban đêm chỉ 1-2 lần. Nếu ban đêm đi tiểu vượt quá 2-3 lần trở lên vào ban đêm thì gọi là chứng tiểu đêm.

Thường có 2 nguyên nhân chính dẫn đến tiểu đêm:

Thứ nhất, do chất hấp thụ nước tiểu xuống bàng quang quá nhiều, cứ 200 - 300ml là bàng quang có phản xạ từ não chỉ huy mở cơ bàng quang để thải nước tiểu ra ngoài. Càng cao tuổi thì đi tiểu đêm càng nhiều.

Thứ hai, do bệnh lý về thận, bệnh lý về bàng quang, u xơ tiền liệt tuyến đối với nam, u xơ tử cung đối với nữ, người sinh đẻ quá nhiều... hoặc mắc tiểu đường, tăng huyết áp, còn có thể do yếu tố về thần kinh...

Hậu quả của chứng tiểu đêm: Ảnh hưởng đến giấc ngủ khiến bản thân người bệnh khó chịu, cáu bẳn.

Để điều trị chứng tiểu đêm, đầu tiên bạn phải xem tình trạng bệnh, lứa tuổi mắc bệnh và tình huống mắc bệnh. Trẻ con ít có chứng tiểu đêm mà chỉ thường là tiểu dầm. Đối với người cao tuổi, nếu bị tiểu đêm phải nghĩ đến các bệnh tiểu đường, huyết áp cao, u xơ tiền liệt tuyến....

Quý vị có thể theo dõi tư vấn chi tiết từ BS Trần Quang Đạt qua chương trình Cùng bạn chữa bệnh sau đây:

Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Cùng chuyên mục