Tại sao Ấn Độ là nước gây ô nhiễm sulfur dioxide tồi tệ nhất?

Quỳnh Chi (Theo Sky News)-Thứ tư, ngày 03/11/2021 07:30 GMT+7

(Ảnh: Sky News)

VTV.vn - Ấn Độ là quốc gia phát thải chất gây ô nhiễm cao nhất, có liên quan đến cái chết của hàng triệu người.

Theo một chuyên gia, việc phát thải khí sulfur dioxide (lưu huỳnh dioxide CO2) ở Ấn Độ đang tăng lên dù nước này hiện đang là quốc gia phát thải chất gây ô nhiễm lớn nhất thế giới.

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã đưa ra cam kết rằng, nước này sẽ đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2070, hai thập kỷ sau Vương quốc Anh.

Tuy nhiên, mức độ ô nhiễm SO2 gây hại cao ở Ấn Độ có thể tránh được sớm hơn nhiều. Trên thực tế, các hệ thống khử lưu huỳnh trong khí thải đã chứng tỏ thành công trong việc giảm mức phát thải ở Trung Quốc, quốc gia phát thải cao nhất vào năm 2005.

Sulfur dioxide góp phần gây ô nhiễm không khí. Theo ước tính của WHO, ô nhiễm không khí từ sulfur dioxide gây ra 4,2 triệu ca tử vong trên toàn cầu mỗi năm. Nó cũng có thể gây ra mưa axit dẫn đến hủy hoại môi trường trên diện rộng.

Ấn Độ hiện thải ra lượng khí SO2 cao gần gấp đôi so với quốc gia có lượng khí thải cao nhất tiếp theo là Nga. Tình trạng ô nhiễm phần lớn bắt nguồn từ các nhà máy nhiệt điện than trong nước, chỉ một số ít trong số này lắp đặt hệ thống khử lưu huỳnh, bất chấp việc Chính phủ Ấn Độ đã ban hành luật vào năm 2015.

Theo đó, thực tế Ấn Độ phụ thuộc vào than để sản xuất điện đã dẫn đến ​​lượng khí thải sulfur dioxide tăng hàng năm kể từ năm 2005 trước khi giảm nhẹ vào năm 2019 và 2020.

Tại sao Ấn Độ là nước gây ô nhiễm sulfur dioxide tồi tệ nhất? - Ảnh 1.

Nhà máy điện than NTPC Ltd. ở bang Uttar Pradesh, Ấn Độ. (Ảnh: Blooberg)

10 trong số 50 điểm nóng phát thải khí sulfur dioxide trên thế giới là ở Ấn Độ. Nhiều khu vực trong danh sách trên nằm ở phía Bắc và miền Đông của quốc gia Nam Á này, nơi có các nhà máy nhiệt điện than lớn.

Ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng trong những lĩnh vực này là rất đáng kể. Phát thải lưu huỳnh dioxide có liên quan đến một loạt các vấn đề sức khỏe như bệnh tim mạch, bệnh phổi và các vấn đề về khả năng sinh sản. Khi phản ứng với các chất ô nhiễm khác, sulfur dioxide tạo thành vật chất hạt mịn (PM 2.5), một loại ô nhiễm không khí. Một nghiên cứu năm 2019 ước tính rằng, gần 1,2 triệu ca tử vong mỗi năm ở Ấn Độ liên quan đến ô nhiễm PM 2.5.

Việc lắp đặt hệ thống khử lưu huỳnh tại các nhà máy điện có thể góp phần giải quyết vấn đề này. Hiện một số hệ thống đã được đấu thầu tại các nhà máy điện do Chính phủ Ấn Độ điều hành. Tuy nhiên, ngay cả với những hệ thống này, các nhà máy đốt than vẫn tạo ra một lượng lớn khí carbonic.

Trung Quốc, mặc dù đã cải thiện được lượng khí thải SO2, nhưng vẫn là nước thải ra lượng khí CO2 lớn nhất từ ​​việc đốt than.

Người dân Ấn Độ giảm tuổi thọ vì ô nhiễm khí thải ô tô Người dân Ấn Độ giảm tuổi thọ vì ô nhiễm khí thải ô tô

VTV.vn - Với số lượng ô tô ngày càng gia tăng, Ấn Độ đang phải đối mặt với những hệ lụy về ô nhiễm khí thải và những hậu quả nghiêm trọng liên quan tới sức khỏe của người dân.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước