Tổng thống Trump và bài toán nan giải mang tên Triều Tiên

Báo chí toàn cảnh-Chủ nhật, ngày 23/04/2017 13:14 GMT+7

VTV.vn - Cũng giống như nhiều đời Tổng thống Mỹ trước đây, việc giải quyết vấn đề Triều Tiên đang thực sự là một bài toán khó với ông Donald Trump.

Tuần qua, vấn đề hạt nhân Triều Tiên lại tiếp tục nóng lên, với những cảnh báo mạnh mẽ được Mỹ đưa ra và lời đáp trả cứng rắn từ phía Bình Nhưỡng. Mỹ tuyên bố "thời kì kiên nhẫn chiến lược" đã hết. Triều Tiên cũng tuyên bố "sẵn sàng đáp trả bằng bất kỳ loại hình chiến tranh nào mà Mỹ muốn".

Tổng thống Trump và bài toán nan giải mang tên Triều Tiên - Ảnh 1.

Giống như nhiều đời Tổng thống Mỹ trước, Triều Tiên tiếp tục là một vấn đề nan giải với ông Donald Trump

Chương trình phát triển vũ khí hạt nhân của Triều Tiên vốn là bài toán không dễ tìm ra lời giải đáp. Ở các đời cựu tổng thống Mỹ trước đây, Clinton, George W.Bush, hay Obama, Washington đều đã thất bại trong nỗ lực đàm phán với Bình Nhưỡng. Và Tổng thống Trump sẽ giải quyết vấn đề này như thế nào đã được rất nhiều các tờ báo quốc tế phân tích và dự đoán tuần qua.

Trang tin L’obs của Pháp có bài viết đánh giá về cuộc khủng hoảng trong quan hệ Triều Tiên – Mỹ và mối lo lắng của các nước láng giềng trong bối cảnh Bình Nhưỡng dự định tăng cường các vụ thử tên lửa đạn đạo.

Theo tác giả bài viết, khả năng xảy ra cuộc chiến tranh hạt nhân giữa Triều Tiên và Mỹ đang nằm trong suy nghĩ của nhiều người và là mối lo lắng lớn nhất của các quốc gia láng giềng Nhật Bản và Hàn Quốc, vốn ở trong tầm bắn của tên lửa Triều Tiên.

Bài viết cho rằng thật khó đoán định khả năng quân sự và hạt nhân của Triều Tiên. Tuy Bình Nhưỡng không có đủ phương tiện để nhắm thẳng tới đất Mỹ, nhưng lại có thể tấn công trực tiếp các đồng minh của Mỹ, những nơi đang có hàng chục nghìn lính Mỹ đồn trú.

Cụ thể hơn tờ New York Times đã phân tích 3 lựa chọn mà tổng thống Trump có thể lựa chọn: Một cuộc tấn công quân sự có thể châm ngòi cho một cuộc chiến tranh toàn diện; Gây áp lực với Trung Quốc để gia tăng trừng phạt và thuyết phục Triều Tiên thay đổi hướng đi – một cách tiếp cận thất bại của cựu tổng thống Barack Obama; Hoặc một thoả thuận với những nhượng bộ quan trọng, mà không có gì đảm bảo Bình Nhưỡng sẽ tuân thủ.

Tổng thống Trump và bài toán nan giải mang tên Triều Tiên - Ảnh 2.

Ông Donald Trump sẽ áp dụng chinh sách cây gậy và củ cà rốt với Triều Tiên?

Theo NewYork Times, câu hỏi đặt ra là ông Trump có sẵn sàng xem xét chính sách cái gậy lớn và củ cà rốt – tức vừa đe dọa, vừa thoả thuận để thuyết phục Trung Quốc gia tăng sức ép và đưa Triều Tiên ngồi vào bàn đàm phán không?

Trong một động thái khác, tờ Houston Chronicle đưa ra quan điểm: Nếu không ngăn cản được thì phải phòng ngừa. Tờ báo này cho rằng nước Mỹ có những lá bài chủ chốt để Trung Quốc đồng ý tăng cường ảnh hưởng, khiến Triều Tiên từ bỏ các chương trình phát triển hạt nhân.

Cụ thể, Trung Quốc có thể không để tâm tới những căng thẳng, nhưng họ không muốn chiến tranh. Mà nguy cơ chiến tranh đang gia tăng. Ngoài ra, các lợi ích của Bắc Kinh đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi việc lắp đặt các hệ thống phòng thủ khu vực để chống lại vũ khí hạt nhân của Bình Nhưỡng. Cuối cùng nếu khủng hoảng hiện nay trầm trọng hơn, sẽ là cơn ác mộng cuối cùng của Trung Quốc khi Hàn Quốc rồi Nhật Bản cũng sử dụng vũ khí hạt nhân.

Mời quý độc giả theo dõi Truyền hình trực tuyến các kênh của Đài Truyền hình Việt Nam!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước