Ai đủ quyền lực chi phối chiếc ghế của bà Quỳnh Anh?

Ban Thời sự-Thứ sáu, ngày 31/03/2017 08:55 GMT+7

VTV.vn - "Ai đủ quyền lực chi phối chiếc ghế của bà Quỳnh Anh?" là nhan đề bài viết đáng chú ý trên tờ Lao động sáng nay (31/3).

* Theo bài viết trên báo Đầu tư với nhan đề "Kinh tế tăng trưởng chậm lại: Cần động lực để bứt phá", trả lời cho câu hỏi: "Đâu sẽ là động lực để tạo sự bứt phá cho nền kinh tế trong ba quý cuối năm?", chuyên gia kinh tế Lê Đình Ân cho rằng, cần tập trung vào các giải pháp hỗ trợ khu vực doanh nghiệp phát triển, làm sao để người dân bỏ nhiều vốn hơn vào sản xuất - kinh doanh.

Cùng nhận định, chuyên gia Cao Viết Sinh nhấn mạnh tầm quan trọng của các giải pháp thúc đẩy cầu tiêu dùng, nhằm đẩy mạnh giải ngân và vốn đầu tư toàn xã hội.

* Trả lời tờ Thời báo Kinh tế Việt Nam, Phó Tổng giám đốc Samsung Việt Nam Hyun Woo Bang khẳng định, việc lựa chọn Việt Nam trong chiến lược phát triển. Việt Nam có những ưu điểm như sự ổn định chính trị - xã hội, điều kiện cơ sở hạ tầng tốt, nguồn nhân lực dồi dào, chính sách ưu đãi về thuế và đất đai của Chính phủ.

Cùng với những kiến nghị nhằm cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, ông cũng phủ nhận việc Samsung nhận được quá nhiều ưu đãi về thuế và đất đai từ phía Chính phủ Việt Nam. Đại diện Samsung cho rằng: "Thay vì nói là Chính phủ Việt Nam dành quá nhiều ưu đãi, nên nói rằng Chính phủ Việt Nam đặt trọng tâm vào thúc đẩy công nghệ cao để phát triển kinh tế".

* Với hàng loạt cuộc giám sát của Quốc hội với các Bộ, ngành, địa phương về thể chế, cơ chế, thủ tục hành chính, vào bộ máy các sở ban ngành, báo Đại biểu nhân dân cho rằng các cuộc giám sát đã cho thấy, công tác đề bạt cán bộ lộ ra những tùy tiện và cả sai phạm trong "chọn người, xếp ghế" ở các địa phương, từ việc đề bạt cán bộ cấp phó vượt xa quy định, đưa lái xe lên Viện phó, đưa tạp vụ làm chuyên môn thuế, đến câu chuyện thăng tiến thần tốc tại Sở Xây dựng Thanh Hóa. Giám sát mạnh mẽ của Quốc hội đã trúng lòng dân, mang đến cho cử tri kỳ vọng rằng hậu giám sát sẽ là những giải pháp mạnh mẽ/ để xử lý dứt điểm từng vụ việc gây bức xúc.

* Trên trang nhất của tờ Lao động, nhà báo Lê Thanh Phong đưa ra nghi vấn: "Ai đủ quyền lực để chi phối chiếc ghế của bà Quỳnh Anh?".

Tác giả cũng cho rằng, một nhân viên tại phòng Quản lý nhà và thị trường bất động sản không thể có sự ảnh hưởng đến mức cả một tập thể lãnh đạo cùng nhau làm sai. Đây không phải là trường hợp ngẫu nhiên, một sai sót vô tình, mà là một sắp xếp trong "quy trình bổ nhiệm cán bộ". Nếu không chỉ rõ ra ai đó thì dân không phục.

* Đáng chú ý, báo Giao thông số ra hôm nay đã đăng tải phản hồi của công ty Thành Bưởi trước bài viết của báo này vào cuối năm ngoái về các dấu hiệu sai phạm của công ty.

Công ty này cho rằng các bài viết của báo Giao thông đối với các dấu hiệu sai phạm là không đúng sự thật và các cuộc thanh kiểm tra đều cho thấy công ty hoạt động đúng quy định. Tờ Giao thông cũng có bài trả lời, khẳng định các dấu hiệu sai phạm là rõ ràng. Tờ báo có quyền đưa tin về các dấu hiệu sai phạm theo tài liệu, nguồn tin riêng và chịu trách nhiệm về nội dung thông tin. Việc Công ty Thành Bưởi cho rằng báo chí không được nêu các sai phạm của công ty khi các cơ quan có thẩm quyền chưa có kết luận là không hiểu hết quy định của Luật Báo chí.

* Theo báo Pháp luật thành phố Hồ Chí Minh, hai cựu lãnh đạo tỉnh Phú Yên đã kiến nghị: "Phá rừng để nuôi bò là phi lý!" khi trực khi trực tiếp thị sát cảnh phá rừng để giao đất cho dự án nuôi bò.

Ông Lê Văn Hữu, cựu Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên và cựu Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Nguyễn Văn Chín bức xúc trước hàng trăm hecta rừng tự nhiên bị chặt phá, cho rằng phá rừng phòng hộ đầu nguồn để trồng cỏ thì Phú Yên là tỉnh duy nhất.

Tờ báo cũng đặt câu hỏi với phát ngôn của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên Nguyễn Hữu Thế khi cho rằng việc đánh đổi một rừng thưa với 80% là cỏ tranh để lấy một đồng cỏ xen lẫn rừng là phù hợp.

* Tờ Dân tộc và phát triển có bài viết thú vị về phong tục cho và nhận con nuôi của cộng đồng người Dao Tiền ở huyện miền núi Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình.

Với tập tục đã có từ lâu đời, người dân nơi đây sẵn sàng cho con đẻ mình đi làm con nuôi nhà khác, thậm chí nếu nhà chỉ có con một bề thì cũng đi xin cho đủ nếp đủ tẻ/ mà không đòi hỏi gì. Người dân nơi đây cũng không hề giấu giếm đứa trẻ việc nó là con nuôi, không phân biệt giữa con đẻ, con nuôi, và người con nuôi cũng được đứng tên trong gia phả của dòng họ.

* Mời quý độc giả theo dõi Truyền hình trực tuyến các kênh của Đài Truyền hình Việt Nam!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước