Cơ hội phát triển kinh tế từ BOT đường thủy đầu tiên

Hạnh Vân (VTV9)-Thứ tư, ngày 04/04/2018 20:29 GMT+7

VTV.vn - Không chỉ khơi thông thế bế tắc về xã hội hóa giao thông đường thủy, dự án cải tạo luồng sông Sài Gòn mở ra cơ hội về phát triển kinh tế.

Với một nơi có mạng lưới kênh rạch lên đến 3.000 km như ở TP.HCM, vấn đề làm thế nào để khai thác hiệu quả ưu thế này luôn là bài toán khó. Hiện vẫn chưa có nhiều nhà đầu tư tham gia bởi những hạn chế về chi phí cải tạo kênh và các hạng mục liên quan. Chính vì vậy, dự án BOT cầu đường sắt Bình Lợi mới và cải tạo luồng sông Sài Gòn, đoạn từ cầu Bình Lợi (TP.HCM) tới cảng Bến Súc (tỉnh Bình Dương) đang được hy vọng sẽ tạo ra cơ chế phù hợp để cải tạo hạ tầng này. Không chỉ khơi thông thế bế tắc về xã hội hóa giao thông đường thủy, dự án này đã mở ra cơ hội về phát triển kinh tế. 

Theo các chuyên gia, hiệu quả trên cũng thúc đẩy TP.HCM phải đầu tư các tuyến giao thông đường thủy trọng điểm, trong đó, quan trọng là cải thiện độ cao của các cầu để đáp ứng việc lưu thông, xây dựng bến bãi. Có như vậy mới kết nối với cảng biển, đáp ứng nhu cầu TP.HCM tiếp nhận khoảng 100 triệu tấn hàng hóa mỗi năm.

Sau kiểm toán, giảm 173 năm thu phí BOT Sau kiểm toán, giảm 173 năm thu phí BOT

VTV.vn - Trong hai năm 2016 và 2017, có 49 dự án BOT giao thông đã được kiểm toán. Qua đó, Kiểm toán Nhà nước đã kiến nghị giảm được 173 năm thu phí.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước