Chơi hụi, hơn 100 nạn nhân bị chiếm đoạt hơn 10 tỷ đồng

Nguyễn Ngân, Phạm Thành-Thứ sáu, ngày 27/10/2023 12:07 GMT+7

VTV.vn - Số bị hại này trong đường dây hụi tại xã Đồng Sơn, tỉnh Bắc Giang. bằng chứng duy nhất của việc giao tiền cho chủ hụi chỉ là những tờ giấy viết tay.

Gần đây, VTV liên tiếp nhận được phản ánh về các vụ vỡ họ, hụi khiến nhiều người dân mất toàn bộ số tiền tích góp. Về pháp lý, Nhà nước cho phép nhân dân tự tổ chức hình thức huy động vốn góp nhưng đồng thời đặt ra yêu cầu phải đảm bảo an toàn, đúng pháp luật không vượt quá mức lãi suất 20%/năm. Tuy nhiên, thực tế các vụ vỡ hụi cho thấy, chủ hụi không tuân thủ các quy định của pháp luật, dẫn đến biến tướng thành tín dụng đen và lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.

Hơn 100 bị hại trong đường dây hụi tại xã Đồng Sơn tỉnh Bắc Giang. Số tiền bị đối tượng chiếm đoạt là hơn 10 tỷ đồng.

Chơi hụi, hơn 100 nạn nhân bị chiếm đoạt hơn 10 tỷ đồng - Ảnh 1.

Theo tìm hiểu, đa phần chủ hụi sử dụng số tiền này vào các hoạt động đầu tư cá nhân, khi việc làm ăn thất bại thì không còn tiền để trả cả gốc và lãi cho người chơi. Thậm chí, ở thời điểm đối tượng biết đã không còn khả năng chi trả vẫn lừa dối để tiếp tục nhận tiền của người dân.

Một tờ giấy viết tay là bằng chứng duy nhất của việc người dân đã giao tiền cho đối tượng. Nếu giao tiền thì đánh dấu nhân, nhận tiền thì đánh dấu chấm. Ngoài ra, không có bất cứ một chứng cứ pháp lý biên lai giao nhận tiền của người dân.

Pháp luật quy định việc tham gia hụi phải thỏa thuận bằng văn bản và có thể yêu cầu công chứng. Chủ hụi điều hành từ 2 dây trở lên hoặc từ 100 triệu đồng thì phải báo cáo bằng văn bản tới UBND xã. Tuy nhiên, các đường dây này đều hoạt động không công khai.

Chơi hụi, hơn 100 nạn nhân bị chiếm đoạt hơn 10 tỷ đồng - Ảnh 2.

Theo Công an tỉnh Bắc Giang, một số chủ hụi sẽ để người dân nhận tiền lãi một số kỳ, thậm chí trả lãi rất cao. Sau khi người tham gia đã đóng hoặc lôi kéo người thân tham gia, số tiền góp họ lớn, các đối tượng sẽ chiếm đoạt.

Cũng theo tìm hiểu của phóng viên, trong nhiều vụ vỡ hụi, nạn nhân ban đầu không thông tin tới chính quyền vì lo sợ chủ hụi bị bắt sẽ không thể trả tiền cho người dân. Điều này vừa gây khó khăn cho điều tra vừa tạo điều kiện cho chủ hụi tiếp tục lừa đảo nhận thêm tiền của những nạn nhân khác.

Quy định của Bộ luật Hình sự, với các hành vi cho vay lãi nặng và lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, các chủ hụi có thể đối diện với mức phạt tù lên đến 20 năm và tù chung thân đối với các vụ chiếm đoạt tài sản trên 500 triệu đồng.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước