Tăng hỗ trợ giáo dục vùng khó khăn

Diệu Linh, Hoài Minh-Chủ nhật, ngày 26/11/2023 19:47 GMT+7

VTV.vn - Việc bảo vệ và bảo đảm thực hiện quyền tiếp cận giáo dục đối với trẻ em các dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa cần chính sách phù hợp và nguồn lực lớn.

Những chính sách mới trong dự thảo Nghị định "Quy định chính sách cho trẻ em nhà trẻ, học sinh, học viên ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo và cơ sở giáo dục có trẻ em nhà trẻ, học sinh hưởng chính sách" nếu sớm được thực hiện sẽ tạo ra những thay đổi tích cực.

Hiện mỗi học sinh bán trú ở vùng khó khăn đang được hỗ trợ tiền ăn 3 bữa/ngày, bằng 40% mức lương cơ sở, tương đương 720.000 đồng/tháng. Trừ các chi phí về dầu mỡ, chất đốt, kinh phí cho mỗi bữa ăn chỉ hơn 9.000 đồng. Mức này khiến các nhà trường khó cân đối.

Dự thảo Nghị định mới đề xuất nâng các mức hỗ trợ. Đối với học sinh bán trú, tiền ăn được nâng từ 720.000 đồng lên 900.000 đồng/tháng. Tiền ở là 360.000 đồng/tháng, gấp đôi so với hiện nay. Tiền chăn, màn, đồ dùng cá nhân, đồng phục, học phẩm đối với học sinh trường nội trú và dự bị đại học mỗi năm học cũng được đề xuất nâng lên với mức 1.080.000 đồng mỗi học sinh.

Tăng hỗ trợ giáo dục vùng khó khăn - Ảnh 1.

Bà Trần Thị Hoa Ry, Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội cho biết: ''Đây là nỗ lực rất lớn của Chính phủ và các Bộ, ngành trong điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn, giúp tạo điều kiện cho con em dân tộc thiểu số, thu hẹp khoảng cách trong tiếp cận giáo dục''.

Dự kiến, các cơ sở giáo dục mầm non có trẻ em nhà trẻ bán trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường phổ thông dân tộc nội trú, trường dự bị đại học cũng được tăng các mức hỗ trợ phù hợp với thực tiễn.

''Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ phối hợp với Bộ Tài chính để cân đối các nguồn lực, đưa ra những định mức phù hợp với nguồn lực của Nhà nước để khi ban hành sẽ thực thi hiệu quả và khả thi'', ông Lê Như Xuyên, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Dân tộc, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết.

Dự thảo Nghị định này đã hoàn thành việc lấy ý kiến và đang được chỉnh lý, hoàn thiện để trình Chính phủ. Khi chính sách mới này được thực hiện, không chỉ đảm bảo quyền được học tập cho trẻ em các dân tộc thiểu số mà còn góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở những vùng khó khăn là lõi nghèo của cả nước.


* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước