Những điều cần biết về ung thư da

PV, icon
02:55 ngày 14/05/2018

VTV.vn - Ung thư da là sự tăng trưởng mất kiểm soát của tế bào, tạo thành tế bào ung thư. Bệnh đang có xu hướng ngày càng gia tăng.

Tia UV từ nắng mặt trời là thủ phạm gây ung thư da

Mặc dù hiện nay vẫn chưa có kết luận chính xác về nguyên nhân gây ung thư da. Tuy nhiên các nhà nghiên cứu đã chỉ ra một số yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh. Điển hình là tia UV từ nắng mặt trời.

Những điều cần biết về ung thư da - Ảnh 1.

Tia UV từ nắng mặt trời là thủ phạm gây ung thư da

Theo đó, những người thường xuyên phải làm việc dưới trời nắng nóng, đặc biệt ở thời gian từ 10-15h sẽ có nguy cơ bị ung thư da rất cao. Tia UV sẽ chiếu trực tiếp vào vùng da không được che chắn, bảo vệ làm phá vỡ các cấu trúc bên trong da, lâu ngày hình thành khối u.

Ngoài tia UV, ung thư da còn hay gặp phải ở những người:

- Làm việc trong môi trường độc hại: Công nhân trong các nhà máy, khu công nghiệp, hầm mỏ…

- Người từng bị tổn thương da do bỏng, tai nạn hoặc viêm nhiễm lâu ngày.

- Sử dụng mỹ phẩm không rõ nguồn gốc xuất sứ hoặc lạm dụng mỹ phẩm thường xuyên.

- Người có thành viên trong gia đình bị bệnh.

Nốt ruồi bất thường là triệu chứng cảnh báo ung thư da

Ung thư da được chia thành 3 loại: Ung thư biểu mô tế bào đáy, ung thư biểu mô tế bào vảy và ung thư tế bào hắc tố. Tùy vào từng loại ung thư mắc phải mà người bệnh sẽ thấy xuất hiện các triệu chứng cụ thể. Đa phần người bệnh phát hiện ung thư da qua sự thay đổi màu sắc, kích thước… của nốt ruồi.

Những điều cần biết về ung thư da - Ảnh 2.

Nốt ruồi bất thường là triệu chứng dễ nhận biết khi bị ung thư da

- Nốt ruồi có kích thước không cân đối

- Nốt ruồi có bờ nham nhở, không đều

- Nốt ruồi sẫm màu hơn hoặc thay đổi màu sắc

- Nốt ruồi to lên, bị chảy máu hoặc đau

Ngoài nốt ruồi ung thư, ở một vài trường hợp mắc ung thư da, bác sĩ phát hiện có triệu chứng:

- Trên da xuất hiện vết loét hoặc vết chảy máu lâu lành.

- Ngứa và đau trên bề mặt da

- Nốt mụn không hết ở vùng da tiếp xúc với nắng

- Bầm tím ở bàn chân không khỏi

- Da bong vảy, tróc da

- Vệt máu nâu hoặc đen dưới móng tay hoặc móng chân

Có nhiều phương pháp điều trị ung thư da

- Phẫu thuật: Là phương pháp thường được áp dụng cho những trường hợp ung thư da ở giai đoạn đầu khi khối u chưa xâm lấn.

Những điều cần biết về ung thư da - Ảnh 3.

Phẫu thuật là một trong những biện pháp điều trị ung thư da hiệu quả

- Nạo và đốt điện: Nhiều trường hợp người bệnh được chỉ định sử dụng phương pháp nạo hoặc đốt điện để loại bỏ phần da bị ung thư.

- Phẫu thuật dao lạnh: Là phương pháp sử dụng khí nito phun lên bề mặt da có tế bào ung thư. Những tế bào ung thư sẽ bị tiêu biến ngay sau đó.

- Ghép da: Là phương pháp cấy ghép da để làm đầy da hoặc cấy ghép vào để thay thế cho phần da đã bị cắt bỏ trong quá trình phẫu thuật.

- Xạ trị: Phương pháp này cũng có thể được chỉ định cho những trường hợp ung thư da giai đoạn cuối.

- Hóa trị: Thường được chỉ định trong các trường hợp ung thư da giai đoạn cuối khi các phương pháp trên không hiệu quả.

Tùy vào vị trí, kích thước, mức độ và tình trạng sức khỏe, giai đoạn bệnh cụ thể của mỗi người mà bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp điều trị ung thư da phù hợp.

Ung thư da có thể phòng tránh được

Theo các bác sĩ Bệnh viện Thu Cúc, bệnh ung thư da có thể phòng tránh được nếu chúng ta biết cách tự bảo vệ bản thân trước môi trường sống.

- Bảo vệ làn da trước tia UV: Hạn chế ra ngoài nắng trong giờ cao điểm 10h-16h; sử dụng mũ rộng vành, đeo kính râm, mặc áo chống nắng, sử dụng khẩu trang vải sáng màu, bôi kem chống nắng hàng ngày.

- Những người làm việc trong môi trường độc hại, nhiều hóa chất hoặc thường xuyên phải làm việc ngoài trời cần sử dụng dụng cụ bảo hộ lao động như mũ, quần áo, găng tay, khẩu trang… phù hợp.

- Tạo các thói quen tốt nhằm tăng cường sự đàn hồi và khỏe mạnh cho da như: làm sạch da hàng ngày, tăng cường tập thể dục thể thao, uống nhiều nước; tránh ăn đồ ăn cay nóng, uống rượu bia, cà phê, thuốc lá.

- Đi khám ngay khi da xuất hiện vết loét, viêm, nốt ruồi bất thường.

Cùng chuyên mục