Giải pháp ứng phó với tình trạng sạt lở liên tiếp tại đồng bằng sông Cửu Long

Ban Thời sự-Thứ bảy, ngày 29/04/2017 15:27 GMT+7

VTV.vn - Sạt lở không phải là chuyện mới ở đồng bằng sông Cửu Long nhưng mức độ sạt lở và thiệt hại của sạt lở ngày càng khốc liệt hơn.

Liên tiếp những ngày qua, khu vực đồng bằng sông Cửu Long xảy ra nhiều vụ sạt lở bờ sông ảnh hưởng lớn đến đời sống người dân. Mới nhất là vụ sạt lở xảy ra sáng ngày 22/4 đã nhấn chìm 14 căn nhà, gây thiệt hại tài sản gần 9 tỷ đồng. Hiện tại, toàn tỉnh An Gian có tới 51 điểm sạt lở với chiều dài 162 km. Địa phương này phải ban bố tình trạng sạt lở khẩn cấp.

Trước đó, tỉnh Đồng Tháp cũng đã ban bố công điện khẩn về tình trạng sạt lở khi tại khu vực xã Bình Thành, huyện Thanh Bình xảy ra tình trạng sạt lở đất với chiều dài khoảng 2.300 m, ăn sâu vào đất liền từ 15 - 20 m, ảnh hưởng tới khoảng 200 hộ dân sinh sống tại khu vực.

Tại tỉnh Bạc Liêu, sạt lở đã phá vỡ hơn 100 m kè, đe dọa đến cuộc sống và tính mạng của 8.000 hộ dân. Ngày 3/3/2017, Bạc Liêu chính thức công bố lệnh khẩn cấp về thiên tai gây sạt lở để tập trung mọi nguồn lực ứng phó.

Tại Cà Mau, từ đầu năm đến nay, sạt lở đã làm mất đi hàng trăm m2 rừng phòng hộ. Hiện tại, địa phương này có trên 5.000 hộ dân đang sống trong vùng được cảnh báo có nguy cơ bị sạt lở cao, cần được di dời.

Các chuyên gia cho rằng do tác động của biến đổi khí hậu cùng nhiều nguyên nhân khác khiến tình hình sạt lở diễn biến ngày càng phức tạp. Để bàn luận sâu hơn về chủ đề này, chương trình Sự kiện và Bình luận đã mời tới trường quay Tiến sĩ Đào Trọng Tứ - Giám đốc Trung tâm Phát triển bền vững tài nguyên nước và thích nghi biến đổi khí hậu, ông Trần Quang Hoài - Phó Tổng Cục trưởng Tổng Cục Thủy lợi của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước