AMRO dự báo tăng trưởng Việt Nam đạt 4,7% năm 2023

Hữu Hưng (PV Đài THVN thường trú tại ASEAN)-Thứ năm, ngày 05/10/2023 12:10 GMT+7

VTV.vn - Kinh tế Việt Nam năm nay tăng trưởng cao hơn dự báo, nhưng vẫn còn nhiều thách thức ở phía trước cho Việt Nam và cả khu vực.

Thông tin trên là nhận định của Văn phòng Nghiên cứu Kinh tế vĩ mô ASEAN+3 (AMRO) trong báo cáo cập nhật Triển vọng kinh tế khu vực vừa công bố tại Singapore.

Tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2023 được đánh giá lại ở mức 4,7%, cao hơn mức trung bình của khu vực ASEAN và mức dự báo đưa ra trước đó cùng là 4,4%. Tuy nhiên so với mức tăng trưởng của năm ngoái đây vẫn là sự sụt giảm với nguyên nhân chính do xuất khẩu giảm.

"Bên cạnh đó, kinh tế Việt Nam còn bị ảnh hưởng từ thị trường bất động sản vốn đang trong giai đoạn điều chỉnh. Nhưng tôi cho rằng việc giảm tăng trưởng Việt Nam chủ yếu mang tính chu kỳ, xuất phát từ sụt giảm trong xuất khẩu", ông Hoe EE Khor - Nhà kinh tế trưởng, Văn phòng Nghiên cứu Kinh tế Vĩ mô ASEAN+3 đánh giá.

AMRO dự báo tăng trưởng Việt Nam đạt 4,7% năm 2023 - Ảnh 1.

AMRO dự báo tăng trưởng Việt Nam đạt 4,7% năm 2023. (Ảnh minh họa - Ảnh: Dân trí)

AMRO dự báo tăng trưởng của Việt Nam vào năm tới 2024 đạt 6% vẫn cao hơn so với mức tăng trường bình quân của khu vực ASEAN là 5%. Lạm phát được dự báo tiếp tục tăng cùng với một số nguy cơ tiềm ẩn.

Ông Hoe EE Khor nhận định: "Giá hàng hóa toàn cầu có thể tăng vọt trở lại do sự leo thang xung đột địa chính trị, hạn chế nguồn cung hoặc do El Nino. Việc tiếp tục thắt chặt chính sách tiền tệ của Mỹ có thể dẫn đến khó khăn tài chính, điều đó có thể lan sang khu vực. Tăng trưởng của Trung Quốc có thể thấp hơn dự kiến".

Cũng theo AMRO, nhu cầu trong nước ổn định, sự hồi phục của xuất khẩu và du lịch sẽ là những động lực chính để cho khu vực củng cố đà tăng trưởng cho năm tới 2024.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước