Đa dạng hóa thị trường, sản phẩm - Cách làm mới cho doanh nghiệp sợi Việt Nam

Trung tâm Tin tức VTV24-Thứ năm, ngày 06/12/2018 15:54 GMT+7

VTV.vn - Theo nhiều doanh nghiệp, phát triển công nghiệp dệt trong nước giúp khơi thông đầu ra cho sợi Việt Nam một cách bền vững.

Mỗi năm Việt Nam xuất khẩu trên 800.000 tấn sợi, đạt kim ngạch khoảng 3 tỷ USD, đáng chú ý, 90% con số trên đến từ thị trường Trung Quốc. Vì thế, gần như đầu tiên và trực tiếp ngành sợi trong nước đang chịu nhiều áp lực từ cuộc căng thẳng thương mại Mỹ - Trung. Hàng tồn kho, chấp nhận bán lỗ, thậm chí đóng cửa nhà máy là tình trạng của doanh nghiệp sợi.

Ngoài yêu tố khách quan do thị trường Trung Quốc giảm cung, nguyên nhân chủ quan do chính doanh nghiệp không chịu đa dạng hóa thị trường, nhiều doanh nghiệp 100% sản phẩm làm ra là để xuất khẩu sang nước láng giềng. Nguyên nhân sâu xa là do Việt Nam đang thiếu hụt khâu dệt vải dẫn đến các doanh nghiệp sợi rất khó tiêu thụ trong nước.

Trong thời gian tới, với kịch bản cuộc căng thẳng thương mại Mỹ - Trung chưa có dấu hiệu kết thúc, thị trường Trung Quốc vẫn tiếp tục tiết cầu, doanh nghiệp sợi Việt Nam sẽ phải làm gì? Chấp nhận đóng cửa nhà máy, thu hẹp sản xuất chờ thời hay phải thay đổi mình để tồn tại?

Doanh nghiệp dệt may tìm cách thích ứng với quy tắc xuất xứ trong CPTPP Doanh nghiệp dệt may tìm cách thích ứng với quy tắc xuất xứ trong CPTPP

VTV.vn - Dưới sức ép quy tắc xuất xứ từ sợi, ngành dệt may cần chụm lại để hình thành chuỗi cung ứng hoàn thiện, thay vì chỉ đảm nhiệm một vài khâu như trước kia.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước