Đặc khu - Kỳ vọng động lực tăng trưởng kinh tế mới cho Việt Nam

Trung tâm Tin tức VTV24-Thứ hai, ngày 07/05/2018 11:12 GMT+7

VTV.vn - Đặc khu là các khu vực có chính sách ưu đãi đặc biệt chưa từng có tiền lệ để thu hút đầu tư, tạo sự lan tỏa ra toàn nền kinh tế.

Sau nhiều năm duy trì tăng trưởng khá, gần đây nền kinh tế Việt Nam đang có dấu hiệu phát triển chậm lại. Hàng trăm khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất từng là những "cực nam châm" hút gần một nửa vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, góp một nửa giá trị xuất khẩu nay đang giảm dần sức hấp dẫn. Nguyên nhân là do việc khai thác các tiềm năng, lợi thế tự nhiên và nguồn lực của đất nước đã dần tới hạn. Bên cạnh đó làsức cạnh tranh ngày càng gay gắt từ các nền kinh tế khu vực và thế giới trong thu hút đầu tư.

Hơn lúc nào hết, Việt Nam đang thực sự cần một động lực đột phá mới và mô hình đặc khu với các cơ chế, chính sách vượt trội, để cạnh tranh với quốc tế chính là điều Việt Nam đang tìm kiếm.

Ông Trần Du Lịch - Chuyên gia kinh tế nói: "Một trong những đặc điểm của đặc khu là nơi thực hiện hệ thống chính sách pháp luật mà không thể áp dụng chung cho cả một quốc gia…".

Bộ Kế hoạch và Đầu tư - đơn vị chủ trì xây dựng luật kỳ vọng các đặc khu sẽ tạo ra sân chơi mới, một thể lệ mới với các ưu đãi vượt trội nhằm thu hút làn sóng đầu tư đang dịch chuyển mạnh mẽ trên thế giới hiện nay.

"Phải xây dựng một khu hành chính đặc biệt trên ý nghĩa tạo một cực tăng trưởng, đồng thời để thử nghiệm, hoàn thiện mô hình tổ chức bộ máy trong hệ thống chính trị", ông Nguyễn Văn Trung - Thứ Trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư nói.

Các chuyên gia kinh tế cho rằng trong điều kiện nguồn lực quốc gia khan hiếm, Nhà nước không thể chia đều cho tất cả địa phương thì việc tập trung nguồn lực cho một số vùng đặc biệt, tạo cơ hội cho vùng đó bứt lên, lan tỏa sang các vùng xung quanh và cả nước là điều các nước đang phát triển nên làm.

Ông Nguyễn Quang - Giám đốc Chương trình Định cư con người LHQ (Habitat) – cho biết: "Đặc khu là nơi để thử nghiệm những thể chế mới nhằm tháo gỡ những vướng mắc, tạo điều kiện cho những dòng chảy đầu tư về công nghệ, nhân lực, con người, tài chính tiền tệ, để có thể tạo ra một sức bật mới và từ đó những kinh nghiệm đó có thể truyền tải ở cấp quốc gia".

Mới đây, phát biểu tại một hội nghị, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã nhấn mạnh: "Nếu không tìm ra động lực phát triển mới, Việt Nam khó thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình và có nguy cơ tụt hậu về kinh tế".

Do đó, quyết đoán để không bỏ lỡ thời cơ là điều cần làm lúc này. Tuy nhiên, không thể thiếu sự thận trọng cần thiết vì trong "cơn sốt" đặc khu toàn cầu chưa bao giờ hạ nhiệt và ngoài những thành công vượt trội cũng đã có cả thất bại.

Đầu tư cho 3 đặc khu kinh tế cần 1.570.000 tỷ đồng? Đầu tư cho 3 đặc khu kinh tế cần 1.570.000 tỷ đồng?

VTV.vn - Theo bản thẩm định đề án Bộ Tài chính gửi các Bộ, 1.570.000 tỷ đồng là tổng số vốn dự kiến cần huy động để đầu tư cho 3 đặc khu kinh tế Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam TV Online.

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước