Kinh tế Việt Nam khởi sắc tạo niềm tin cho nhà đầu tư

Ban Thời sự-Thứ năm, ngày 27/10/2022 11:00 GMT+7

VTV.vn - Những kết quả nền kinh tế Việt Nam đã đạt được đã tạo niềm tin trong các thể chế kinh tế quốc tế và nhà đầu tư nước ngoài.

9 tháng đầu năm nay và đặc biệt là quý III vừa qua, tình hình kinh tế - xã hội đạt nhiều kết quả quan trọng, toàn diện, khởi sắc trên nhiều lĩnh vực. Dịch bệnh được kiểm soát tốt trên toàn quốc. Kinh tế vĩ mô được duy trì ổn định. Lạm phát trong tầm kiểm soát. Các cân đối lớn của nền kinh tế được bảo đảm. Những kết quả đó đã tạo niềm tin trong các thể chế kinh tế quốc tế và nhà đầu tư nước ngoài.

"Tôi cho rằng, Việt Nam đã đạt được rất nhiều như kinh tế vĩ mô ổn định; mức nợ công theo tỷ lệ phần trăm GDP rất thấp so với nhiều nước trong khu vực do đã xử lý rất tốt đại dịch. Tôi nghĩ với những lý do này và các vấn đề về chuỗi cung ứng toàn cầu, cùng nhu cầu đa dạng hóa tránh khỏi việc tập trung vào một số quốc gia, tất cả những điều này đã khiến Việt Nam được quan tâm nhiều hơn", ông Andrew Jeffries - Giám đốc quốc gia Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tại Việt Nam nhận định.

Ông Thue Quist Thomasen - Giám đốc điều hành YouGov Decision Lab tại Việt Nam đánh giá: "Các doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam có thể bị ảnh hưởng bởi những thay đổi trong chiến lược trên toàn cầu của công ty mẹ. Nhưng ngay cả trong tình huống này, chúng ta thấy rằng các doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam, dù đang thận trọng hơn nhưng họ không bi quan về nền kinh tế Việt Nam. Điều đó cho thấy thái độ rất tích cực đối với sự tăng trưởng và phát triển ở Việt Nam".

Kinh tế Việt Nam khởi sắc tạo niềm tin cho nhà đầu tư - Ảnh 1.

Kinh tế Việt Nam khởi sắc tạo niềm tin cho nhà đầu tư. Ảnh minh họa.

Bà Era Dabla - Trưởng đoàn Giám sát của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho hay: "Chính phủ Việt Nam đã làm được việc đáng ngưỡng mộ trong năm nay dù chịu tác động nặng nề của cuộc khủng hoảng do dịch COVID-19. Đó là ngay từ nửa đầu năm 2022, đã dần mở cửa trở lại nền kinh tế và ban hành những chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, người dân phục hồi sản xuất, kinh doanh. Đến nửa sau của năm, Chính phủ chuyển trọng tâm, tập trung hơn vào việc giảm áp lực lạm phát".

"Các yếu tố nền tảng dẫn dắt đà tăng trưởng kinh tế Việt Nam vẫn không thay đổi. Việt Nam vẫn là nền kinh tế mở với tiềm lực xuất khẩu mạnh mẽ, sức hấp dẫn rất lớn với dòng đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực sản xuất phục vụ xuất khẩu. Thêm vào đó, sức cầu nội địa cũng đang tăng lên. Theo tôi, Việt Nam đang chuyển mình trên con đường phát triển giống những nền kinh tế hàng đầu châu Á như Nhật Bản hay Hàn Quốc…", ông Brook Taylor - Tổng Giám đốc CTCP Quản lý quỹ VinaCapital nhận định.

Ông Hoe EE Khor - Chuyên gia Kinh tế trưởng của Văn phòng Nghiên cứu Kinh tế vĩ mô ASEAN+3 (AMRO) khuyến nghị: "Để giữ được đà tăng trưởng tốt như hiện tại, tôi nghĩ chiến lược phát triển của Việt Nam trong những năm tới nên là vươn lên cao hơn trong chuỗi giá trị toàn cầu. Để làm được điều đó thì các bạn cần nâng cao trình độ lao động, đầu tư nhiều hơn vào các trung tâm nghiên cứu và phát triển R&D, tạo thêm động lực cho các nhà cung cấp để họ nâng cấp chính mình".

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước