Mô hình nông dân là cổ đông của DN: Không dễ để thành công

TCKT-Chủ nhật, ngày 10/11/2013 16:24 GMT+7

 Mô hình nông dân góp quyền sử dụng đất để trở thành cổ đông của doanh nghiệp từng được coi là giải pháp hữu hiệu để gắn kết người nông dân với doanh nghiệp. Tuy nhiên, qua vài năm triển khai mô hình này đã bộc lộ rất nhiều hạn chế.

Người nông dân và doanh nghiệp vốn được coi là mối quan hệ sống còn trong ngành nông nghiệp nước ta. Điều này là biểu hiện của sự gắn kết giữa vùng nguyên liệu, vùng sản xuất và nơi tiêu thụ sản phẩm. Tuy nhiên thực tế, nhiều năm qua mối quan hệ này đang tỏ ra lỏng lẻo, có nhiều khâu trung gian với giá cả bấp bênh ảnh hưởng tới lợi nhuận của bà con nông dân.

Lâu nay người nông dân chủ yếu sản xuất nông nghiệp trên các thửa ruộng nhỏ, tính bình quân khoảng 0,4ha/hộ cộng với việc thiếu vốn nên rất khó đầu tư và áp dụng khoa học kỹ thuật sản xuất. Trong khi đó với doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp có vốn nhưng không có đất để tổ chức sản xuất. Vì thế mô hình góp đất để trở thành cổ đông của doanh nghiệp được một số doanh nghiệp áp dụng.

Khoảng 7 năm trước ở các tỉnh như Sơn La, Thanh Hóa, Vĩnh Phúc đã áp dụng mô hình nông dân góp quyền sử dụng đất để trở thành cổ đông của doanh nghiệp. Thời điểm đó, đây được coi là bước đột phá, là giải pháp hữu hiệu để gắn kết người nông dân với doanh nghiệp. Tuy nhiên qua vài năm triển khai, mô hình này đã bộc lộ rất nhiều hạn chế. Thực tế cả nước hiện nay chỉ có hai doanh nghiệp áp dụng mô hình góp quyền sử dụng đất để trở thành cổ đông là công ty mía đường Lam Sơn và công ty cao su Sơn La.

TS Lê Đức Thịnh, Phó Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác Bộ NN&PTNT cho biết: “Có 3 nguyên nhân chính dẫn tới việc chỉ còn 2 doanh nghiệp sử dụng mô hình nông dân trở thành cổ đông. Thứ nhất, việc giải thích thế nào là cổ phần, cổ phiếu cho cả một hệ thống từ nhà quản lý cấp địa phương cho đến những người nông dân khá phức tạp và khó khăn. Thứ hai liên quan đến việc định giá đất và phân chia lợi nhuận. Và khi tham gia, người nông dân muốn đảm bảo thu nhập thường xuyên, đặc biệt đảm bảo đầu tư ban đầu. Nếu ba yếu tố này không được đảm bảo sẽ rất khó để thực hiện mô hình”.

Mới đây công ty Bảo vệ thực vật An Giang đã phát hành gần 2,5 triệu cổ phiếu với giá ưu đãi cho bà con nông dân. Một lần nữa hy vọng đưa người nông dân trở thành cổ đông của doanh nghiệp lại nhen nhóm.

Liệu đây có phải là biện pháp phù hợp và làm thế nào để mô hình này không đi vào vết xe đổ? Đây là chủ đề trong chương trình Tạp chí kinh tế cuối tuần với sự tham gia bình luận của hai khách mời là TS Lê Đức Thịnh, Phó Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác Bộ NN&PTNT và ông Nguyễn Tuấn, Phó phòng tư vấn đầu tư công ty chứng khoán An Bình.

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước