Nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam: Quyết định nằm trong tay ai?

Huy Hoàng-Thứ năm, ngày 22/10/2020 06:00 GMT+7

VTV.vn - Việt Nam có thể được đưa vào danh sách theo dõi nâng hạng lên thị trường chứng khoán mới nổi của MSCI trong kỳ đánh giá thị trường thường niên vào tháng 5/2021.

Morgan Stanley Capital International (MSCI) hiện vẫn duy trì xếp hạng thị trường cận biên đối với thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam trong đợt đánh giá phân loại thị trường hàng năm vào tháng 5 vừa qua và Việt Nam cũng không được FTSE nâng hạng lên thị trường mới nổi thứ cấp. Kết quả này là do Việt Nam chưa đáp ứng đủ các tiêu chí hay còn phải chờ các quyết định khác mà bản thân các tổ chức xếp hạng cũng không thể chủ động? Câu trả lời phần nào được cơ quản lý Nhà nước lý giải trong hội thảo sự vươn lên của thị trường chứng khoán Việt Nam trong thời kỳ COVID-19

Nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam: Quyết định nằm trong tay ai? - Ảnh 1.

Bà Tạ Thanh Bình, Vụ trưởng Vụ Phát triển thị trường, Uỷ ban chứng khoán Nhà nước

Theo Bà Tạ Thanh Bình, Vụ trưởng Vụ Phát triển thị trường, Uỷ ban chứng khoán Nhà nước các văn bản chính sách hiện nay đang đáp ứng được 8/9 tiêu chí, thế nhưng mà kể cả 1/1/2021 chúng ta ban hành văn bản đáp ứng đầy đủ 9/9 tiêu chí, nhà đầu tư nước ngoài còn cần thời gian để hấp thụ chính sách và quan trọng là họ có hài lòng với chính sách đó hay không.

Tiêu chí được các nhà đầu tư nước ngoài đánh giá là hạn chế do họ phải ký quỹ 100%, tức là phải có đủ tiền mới được mua chứng khoán, đủ cổ phiếu trong tài khoản mới được bán. Theo Ông Bùi Hoàng Hải, Vụ trưởng Vụ Quản lý chào bán chứng khoán, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước “Chúng ta không thể ký quỹ 100% bởi khi khi 1 đặt lệnh mua chứng khoán mà huỷ, đến cuối ngày giao dịch thì khong biết lấy tiền ở đâu cả”.

Nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam: Quyết định nằm trong tay ai? - Ảnh 2.

Theo Ông Bùi Hoàng Hải, Vụ trưởng Vụ Quản lý chào bán chứng khoán, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước

Ngoài ra, theo Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam (VSD) ngoài việc ký quỹ còn là tiêu chí “tỷ lệ giao dịch thất bại” bị đánh giá là “chưa đáp ứng” bởi theo Ông Nguyễn Sơn, Chủ tịch Hội đồng quản trị Trung tâm Lưu ký chứng khoán (VSD): “Trong quá trình chúng ta hoạt động, chúng ta vẫn thiếu hụt tiền, thiếu hụt chứng khoán, lùi thời hạn thanh toán, vẫn phải huỷ thanh toán, đấy là câu chuyện ý thức tuân thủ chúng ta không tốt mà điều này rất là trở ngại với nhà đầu tư nước ngoài”.

Nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam: Quyết định nằm trong tay ai? - Ảnh 3.

Ông Nguyễn Sơn, Chủ tịch Hội đồng quản trị Trung tâm Lưu ký chứng khoán (VSD)

Theo VSD, khi hoàn thành triển khai hệ thống giao dịch chứng khoán mới trong nửa đầu năm 2021thì tỷ lệ ký quỹ có thể chỉ còn 10 đến 20%. Tuy nhiên, khi đó mỗi công ty chứng khoán, thành viên bù trừ lại có quyền yêu cầu các tỷ lệ ký quỹ với từng loại chứng khoán, tuỳ loại nhà đầu tư để phòng ngừa rủi ro. Do vậy, theo Ông Bùi Hoàng Hải, Vụ trưởng Vụ Quản lý chào bán chứng khoán, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước, tỷ lệ ký quỹ cao hay thấp lại ảnh hưởng tới cảm nhận của nhà đầu tư nước ngoài, đén cuối năm MSCI, Russell gửi phiếu lấy ý kiến thì mỗi nhà đầu tư nước ngoài lại có quan điểm khác nhau.

Dù còn có các tiêu chí cần đáp ứng, tuy nhiên, theo các thành viên thị trường với sự phát triển ổn định của TTCK Việt Nam, nhiều khả năng Việt Nam có thể được đưa vào danh sách theo dõi nâng hạng lên thị trường chứng khoán mới nổi của MSCI trong kỳ đánh giá thị trường thường niên vào tháng 5/2021.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước