Tăng hiệu quả kiểm soát sở hữu chéo trong hoạt động ngân hàng

Hoa Trà-Thứ sáu, ngày 01/12/2023 12:35 GMT+7

VTV.vn - Quy định về giảm tỷ lệ sở hữu cổ phần trong dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) đang nhận được nhiều ý kiến trái chiều của các bên liên quan.

Dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) đã được tiếp thu, chỉnh sửa khá nhiều quy định nhằm ngăn chặn tình trạng sở hữu chéo, tránh thao túng hoạt động ngân hàng. Tuy nhiên, quy định về giảm tỷ lệ sở hữu cổ phần vẫn đang nhận được nhiều ý kiến trái chiều của các bên liên quan.

Theo dự thảo, một cổ đông là tổ chức không được sở hữu vượt quá 10% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng, thay vì hiện tại là 15%. Đồng tình với việc cần kiểm soát sở hữu chéo, tuy nhiên việc giảm tỷ lệ sở hữu của một cổ đông tổ chức xuống dưới 10% được nhận định có thể khiến các ngân hàng mất đi cơ hội có nhà đầu tư chiến lược.

"Nếu giảm tỷ lệ sở hữu này xuống thì các ngân hàng rất khó thu hút cổ đông lớn, đặc biệt là cổ đông chiến lược vì họ yêu cầu tỷ lệ sở hữu tương đối lớn, họ có thể đóng góp vào quản trị ngân hàng, đóng góp cho sự phát triển của ngân hàng.Chúng ta có thể xem xét duy trì tỷ lệ sở hữu, nhưng có thể thắt chặt lại điều kiện cho vay với các cổ đông lớn, tổ chức lớn", ông Trần Đức Anh, Giám đốc Kinh tế vĩ mô và chiến lược Công ty CP Chứng khoán KB Việt Nam, cho biết.

Tăng hiệu quả kiểm soát sở hữu chéo trong hoạt động ngân hàng - Ảnh 1.

(Ảnh minh họa - Ảnh: Dân trí)

Dự thảo cũng đề xuất giảm tỷ lệ sở hữu tối đa của cổ đông và người có liên quan từ 20% xuống 15%. Các chuyên gia cho rằng, việc khống chế tỷ lệ,không quan trọng bằng việc giám sát thực thi quy định;.

"Nếu người thực sự làm đúng luật, sở hữu 15% hay 20% đi nữa, không chi phối, tác động được ngân hàng khi 80% cổ phần nằm trong tay các cổ đông khác, nhưng quan trọng là ta không nắm được thực tế, khi người ta sở hữu chỉ 5% hoặc 0% nhưng thực chất lại sở hữu một con số rất lớn, từ đó người ta tác động vào mọi quyết định", ông Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI, đánh giá.

"Tỷ lệ này không quyết định câu chuyện sở hữu chéo và thao túng hoạt động ngân hàng. Quan trọng là phải minh bạch toàn bộ thu nhập và tài sản cá nhân, hai là phải đưa ra cơ chế quản trị tốt hơn theo đúng thông lệ quốc tế, ba là vai trò giám sát và đánh giá khả năng quản trị", ông Phạm Xuân Hòe, nguyên phó Viện trưởng Viện chiến lược Ngân hàng, nhận định.

Để đảm bảo việc giám sát thực thi đúng các quy định, các chuyên gia cũng nhấn mạnh cần nâng cao các quy định về khả năng quản trị, tăng cường chức năng thanh tra giám sát của Ngân hàng Nhà nước, kịp thời phát hiện các bất thường để có giải pháp ngăn chặn.

Quốc hội: Xử lý nghiêm tình trạng doanh nghiệp 'sân sau' của ngân hàng Quốc hội: Xử lý nghiêm tình trạng doanh nghiệp "sân sau" của ngân hàng

VTV.vn - Quốc hội yêu cầu kiểm soát chặt chẽ, xử lý nghiêm tình trạng sở hữu chéo trong hoạt động tín dụng, tình trạng doanh nghiệp "sân sau" của ngân hàng.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước