Tiềm năng khổng lồ, ASEAN đang tận dụng được đến đâu?

Trung tâm Tin tức VTV24-Thứ tư, ngày 09/08/2017 06:00 GMT+7

VTV.vn - Tỷ trọng thương mại nội khối giữa các nước ASEAN hiện nay, phần lớn đều dưới ngưỡng 30% tổng giao dịch. Trung bình cả khu vực, giao dịch thương mại nội khối chỉ đạt 24%.

Ngày 8/8/1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ASEAN chính thức thành lập tại Thái Lan với 5 thành viên. Năm 1992, Hiệp định Khung về tăng cường hợp tác kinh tế ASEAN và thỏa thuận về Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN ra đời. 

Ngày 31/12/2015, Cộng đồng kinh tế ASEAN đã chính thức thành lập. Năm 2017, 50 năm hình thành và phát triển Cộng đồng ASEAN, những cơ hội và thách thức trên lĩnh vực kinh tế.

Chặng đường nửa thế kỷ qua đã ghi dấu những bước phát triển vượt bậc của ASEAN. Và đặc biệt với việc Cộng đồng ASEAN được hình thành vào cuối năm 2015, đã đặt ra rất nhiều kì vọng về một chương mới của hợp tác kinh tế - xoay quanh trụ cột Cộng đồng kinh tế ASEAN.

Gia nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN, với thị trường lên đến 630 triệu dân, được kì vọng sẽ mở ra cho các nước trong khu vực nói chung, và Việt Nam nói riêng, những cơ hội thương mại mới. Như hội chợ quốc tế ASEAN - Ấn Độ vừa diễn ra tại Thái Lan cuối tuần trước, là một cơ hội như vậy.

Tuy nhiên, thực tế dường như ASEAN hội nhập rất tốt với các đối tác ngoài khu vực nhưng lại vẫn đang gặp nhiều vấn đề khi hội nhập trong nội khối.

Thống kê từ ASEANStats cho thấy, tỷ trọng thương mại nội khối giữa các nước ASEAN hiện nay, phần lớn đều dưới ngưỡng 30% tổng giao dịch. Trung bình cả khu vực, giao dịch thương mại nội khối chỉ đạt 24%.

Trong khi đó, nếu đặt lên bàn cân với Liên minh châu Âu EU, EU chỉ có lịch sử thành lập trước ASEAN có 10 năm, nhưng lại có tỷ trọng thương mại nội khối lên đến hơn 60% - tức là hơn gấp đôi so với chúng ta. 

EU và ASEAN có diện tích, dân số gần như nhau, nhưng quy mô kinh tế của EU lại gấp 12 lần ASEAN. Đó là nhờ sự liên kết chặt chẽ về thương mại, với tỷ trọng thương mại nội khối chiếm đến 63% tổng giao dịch. Từ những ngày đầu tiên, hợp tác giữa các quốc gia châu Âu đã tập trung nhấn mạnh về hợp tác kinh tế.

Bên cạnh khung chính sách được phát triển hoàn thiện, việc văn hoá không có nhiều khác biệt, thói quen tiêu dùng tương tự và chênh lệch thu nhập giữa nước giàu nhất và nước nghèo nhất chỉ khoảng 6 lần, cũng là những lợi thế của EU trong việc đẩy mạnh thương mại nội khối. Trong khi đó, ASEAN lại đang đối mặt với rất nhiều thách thức, có thể tóm chung trong một từ: Khác biệt.

Và điều quan trọng nhất, là khác biệt về các quy định thị trường. Mặc dù 95% các rào cản thuế quan tại khu vực ASEAN đã được miễn và dự báo con số này sẽ là 98% trong năm sau, nhưng những rào cản phi thuế quan lại khiến các doanh nghiệp nội khối phải "than trời".

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam tại TV Online!

Từ khóa:

ASEAN

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước