Bài tập phục hồi ngôn ngữ cho trẻ

VTV, icon
02:35 ngày 13/01/2014

Phẫu thuật đóng khe hở môi, vòm miệng chỉ là bước đầu tiên, trẻ cần phục hồi chức năng lời nói và các hỗ trợ cần thiết khác để có thể hòa nhập cộng đồng.

Dị tật khe hở môi, vòm miệng không chỉ ảnh hưởng thẩm mỹ mà còn tác động xấu đến sự phát triển của trẻ như: làm biến dạng khuôn mặt, khó ăn uống, nghe kém, đặc biệt là rối loạn lời nói, khi trẻ lớn lên sẽ khó hòa nhập với cộng đồng. Trẻ thường nói chậm hơn và nói không rõ, ảnh hưởng đến kết quả học tập, lời nói, công việc sau này của trẻ. Chính vì thế, sau phẫu thuật đóng khe hở, trẻ cần phục hồi chức năng ngôn ngữ.

‘ Cách tập cho trẻ với dụng cụ Face-Former. (Ảnh: VTV Online)

Anh Vũ Quang Đạt, Chuyên gia trị liệu ngôn ngữ, TT Nghiên cứu và hỗ trợ phẫu thuật nụ cười OSCA hướng dẫn một bài tập phục hồi ngôn ngữ cho trẻ sau phẫu thuật khe hở môi, vòm miệng đơn giản tại nhà như sau:

- Tư thế trẻ ngồi: đầu thẳng, lưng và vai thẳng.

- Cho trẻ cắn 2 hàm răng nhẹ lại; đưa dụng cụ Face-Former vào miệng ở vị trí trước răng, sau môi; bảo trẻ chu miệng lên, cơ vòm môi bám sát vào Face-Former. Phụ huynh dùng tay kéo từ từ Face-Former ra, vừa kéo vừa cảm nhận xem sức mạnh của cơ môi của trẻ ở mức nào.

- Tập thường xuyên bài tập này hàng ngày, 3 lần/ngày, 1 tuần sẽ cải thiện. Sau đó, hàng tuần đến trung tâm kiểm tra và đánh giá sự phục hồi của cơ vòm môi.

Bà Susanne Codoni, chuyên gia trị liệu ngôn ngữ trường ĐH Basel, Thụy Sĩ cho biết: “Sau phẫu thuật, cơ vòm miệng và cơ mềm của trẻ không thể hoạt động bình thường. Khi trẻ nói, các khí sẽ thoát ra khỏi mũi khiến các âm có giọng mũi hở, khiến người khác khó hiểu trẻ đang nói gì. Vì thế, các bài tập phục hồi chức năng cơ là bài tập rất cần thiết khắc phục rối loạn lời nói của trẻ”.

Cùng chuyên mục