Cách loại bỏ hoàn toàn độc tố trong dưa muối

Báo Gia đình & Xã hội, icon
05:04 ngày 08/10/2015

VTV.vn - Dưa muối là món ăn quen thuộc trong bữa cơm của người Việt. Tuy nhiên, khi ăn cần hết sức cẩn thận để tránh độc tố có trong món ăn này.

Nếu ăn dưa muối không đúng cách, sẽ gây rất nhiều nguy hại cho sức khỏe. Dưới đây là 4 “không” khi ăn dưa muối bạn nên biết để tránh:

- Không ăn dưa nếu nguyên liệu và cách chế biến không đảm bảo vệ sinh. Tốt nhất là muối dưa nhà trồng để hạn chế được việc dưa có chứa phân đạm urê nhằm đảm bảo vệ sinh thực phẩm.

- Trước khi muối dưa, phải rửa nguyên liệu và các dụng cụ để muối thật kỹ. Cần tạo môi trường lên men tốt và giữ gìn vệ sinh trong quá trình muối dưa, tránh sự xâm nhập của vi khuẩn có hại.

- Không ăn các loại dưa muối xổi chưa có màu vàng chua giòn và có mùi thơm của dưa. Điều này giúp hạn chế quá trình hình thành nitrosamine trong cơ thể. Bạn chỉ ăn những loại dưa muối đủ thời gian, dưa vàng, ăn không còn cay.

- Không ăn dưa muối có hiện tượng nhớt, thâm đen, váng mốc hay có mùi lạ vì đó là dưa đã bị hỏng, vô cùng độc hại cho sức khỏe.

Cách muối dưa cải ngon, hạn chế độc tố

Chọn rau cải ngon, rửa sạch sau đó đem phơi nắng 1 ngày cho héo bớt. Sau đó mang vào cắt khúc ngắn thêm hành lá vào cho thơm rồi rửa lại và để cải ráo nước.

- Lấy nước đun sôi để nguội âm ấm, sau đó cho muối biển, đường khuấy tan, khi nếm có vị lợ lợ là được

- Đổ nước xâm xấp nước lên rau cải, chú ý cho bẹ cải xuống dưới cùng, phần lá lên trên. Dùng vỉ nén để rau cải hoàn toàn trong nước, nén chặt.

- Nếu bạn muốn nhanh được ăn thì mang vại dưa ra phơi nắng một ngày.

- Khi thời tiết nắng ấm, bạn muối dưa khoảng 2 ngày là ăn vừa ngon.

Dưa cải sau khi lên men tự nhiên có vị chua thanh, dưa vàng ruộm, giòn và nước dưa trong.

Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam tại TV Online!

 

Cùng chuyên mục