Lưu trữ máu cuống rốn: Đem lại lợi ích gì?

Kim Xuân, Huyền Anh, Văn Công, icon
07:23 ngày 10/08/2015

VTV.vn - Việc lưu trữ máu cuống rốn cho con của mình sau khi sinh là một vấn đề được các thai phụ rất quan tâm.

Sau khi cắt rời ra khỏi cơ thể em bé, dây rốn và bánh nhau thường được xem như một loại rác thải y tế. Tuy nhiên, từ những thập niên 80 của thế kỷ XX, y học đã chứng minh, chính từ máu cuống rốn có thể điều trị được rất nhiều bệnh lý của con người.

Theo các nghiên cứu, việc lưu trữ máu cuống rốn có thể đem lại nhiều lợi ích bất ngờ, bởi nguồn tế bào gốc tạo máu và tế bào gốc trung mô dồi dào có trong máu cuống rốn có thể điều trị bệnh cho chính bản thân em bé và người thân, thậm chí là cộng đồng sau này.

Tại Việt Nam, thủ tục lưu trữ máu cuống rốn không quá phức tạp, nhưng các bác sĩ vẫn cần tiến hành một số các xét nghiệm kiểm tra, để đảm bảo máu cuống rốn đạt chất lượng và đủ điều kiện lưu trữ. Sau các bước kiểm tra, bản thân trẻ sơ sinh cũng cần được theo dõi sức khỏe liên tục trong vòng 6 tháng, mới có thể khẳng định hoàn toàn lượng máu cuống rốn đó có thể sử dụng sau này.

Trong chuyên mục Sống khỏe thuộc chương trình Cuộc sống thường ngày trên đây, Bác sĩ chuyên khoa II Phù Chí Dũng - Giám đốc Bệnh viện Huyết học, truyền máu TP.HCM - sẽ trả lời một số thắc mắc xung quanh vấn đề này như: Việc lưu trữ máu cuống rốn đem lại những lợi ích gì? Thủ tục lưu trữ máu cuống rốn có phức tạp không?

Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam TV Online.

Cùng chuyên mục