Thực phẩm ngày Xuân: Chớ để dồi dào thành dư thừa

Theo Dân trí, icon
05:00 ngày 23/01/2017

VTV.vn - Để có cái Tết an lành, cần lưu ý tránh tình trạng dư thừa thái quá thực phẩm sinh bất cập.

(Ảnh minh họa)

Ăn Tết cũng phải đúng dinh dưỡng

Bất luận ngày thường hay trong dịp lễ, Tết, để có sức khỏe, con người cần phải có một khẩu phần ăn khoa học, hợp lý. Trong những ngày Tết, món ăn thường giàu chất đạm, chất béo và thức uống thường là có chất cồn. Do đó, cần lưu ý hạn chế bớt những nhóm thức thừa và tăng cường món thiếu hụt, cụ thể là hạn chế ăn chất béo và đạm, tăng cường ăn rau quả, uống bia, rượu chừng mực, có kiểm soát.

Tránh các bệnh từ thực phẩm ("bệnh từ miệng")

Bên cạnh việc chọn thức ăn có dinh dưỡng hợp lý, vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm là khâu rất quan trọng, cần được lưu ý đúng mức. Việc tập trung thu mua, tích trữ nhiều thực phẩm cho gia đình cũng ngầm chứa ẩn chứa nguy cơ nhiễm bệnh từ thực phẩm.

Thức ăn bị nhiễm trùng như thế nào?

Trong quá trình chế biến, bày biện, đặc biệt trong khâu bảo quản thức ăn, một số vi sinh vật có thể lây nhiễm vào thực phẩm và gây bệnh. Tuy gây bệnh rầm rộ nhưng nhiễm trùng, nhiễm độc thức ăn có thể được phòng ngừa tương đối đơn giản bằng cách ăn chín, uống sôi, không dùng loại ôi thiu, ẩm mốc, thiếu phẩm chất.

Thực phẩm nhiễm chất độc ra sao?

Có 3 nhóm hóa chất gây độc cho thực phẩm: các độc tố tự nhiên như ở một số nấm mốc, cá nóc, cóc, rắn, côn trùng; các chất độc gây ra trong quá trình chế biến thức ăn (acrolein, acrylamide, trans fat khi chiên rán); các hóa chất độc nhân tạo (thuốc trừ sâu, thuốc nhuộm màu, thuốc chữa bệnh...) lẫn vào thức ăn một cách vô tình hay cố ý.

Để ngày xuân được vui tươi, trọn vẹn, cần lưu ý việc ăn uống trong những ngày Tết:

1. Chỉ ăn vừa đúng nhu cầu cả chất lượng lẫn khối lượng, tránh các nguy cơ chuyển hóa do dư thừa khẩu phần ăn.

2. Lưu ý tránh các mối họa từ thực phẩm nhiễm độc bằng cách:

(*) Chỉ mua, sử dụng thực phẩm có nguồn gốc, có thẩm định an toàn vệ sinh; tránh đánh giá bằng cảm quan qua màu sắc, hình dáng, mùi vị vì rất nhiều thực phẩm độc hại lại "hấp dẫn" bên ngoài.

(*) Nên sử dụng thực phẩm ít "chế biến", ít "phụ gia".

(*) Lưu ý đến các độc chất phát sinh trong quá trình bảo quản, chế biến như: aflatoxin trong tương chao; các chất acrolein, acrylamide trong đồ ăn chiên rán; trans fat trong thức ăn nhanh; rượu, dấm trong thực phẩm bị lên men.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam tại TV Online!

Cùng chuyên mục