Cần thiết sửa đổi, bổ sung Dự án Luật thực hành tiết kiệm

Thái Thanh-Thứ ba, ngày 04/06/2013 22:08 GMT+7

 Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí có hiệu lực từ đầu năm 2006, qua 7 năm thực hiện, đã có một số điều khoản không còn phù hợp với thực tiễn, gây khó khăn trong việc thực hiện.

Dự thảo luật lần này được các đại biểu Quốc hội cho là có nhiều điểm mới, phù hợp hơn với tình hình hiện nay và sẽ tạo bước chuyển biến tích cực trong việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, nhất là trong việc quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước.

Ông Lê Như Tiến, Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Trị cho rằng: "Luật lần này sẽ bổ sung được rất nhiều nội dung, như nguyên tắc thực hành tiết kiệm là thế nào, đó là lấy cái chống lãng phí làm trọng tâm trên cơ sở thực hành tiết kiệm. Thứ hai, quy định các lĩnh vực thường xảy ra hành vi lãng phí nhiều nhất, đó là lĩnh vực quản lý sử dụng nguồn vốn tài sản nhà nước, ngân sách quốc gia, nguồn tài nguyên thiên nhiên, đất đai, khoáng sản".

Từ thực tiễn của quá trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí những năm vừa qua, có đại biểu đề nghị quy định trong luật phải thực sự chi tiết, mang tính khả thi cao, quy trách nhiệm rõ ràng, tránh quy định chung chung khó thực hiện, khó ban hành các văn bản hướng dẫn dẫn đến khó xử lý các vấn đề phát sinh trong thực tiễn.

Bà Nguyễn Thị Khá, Đại biểu Quốc hội tỉnh Trà Vinh kiến nghị: "Trong Luật thực hành tiết kiệm, người ta quy định trách nhiệm của người đứng đầu, trong chỉ đạo điều hành trong xây dựng cơ bản, nếu sai sót, nếu khuyết điểm thì người đứng đầu phải chịu trách nhiệm. Nhưng đến giờ này văn bản hướng dẫn quy trách nhiệm người đứng đầu ra sao thì chưa có, từ đó chưa xử lý được. Thứ hai là văn bản nhiều khi chồng chéo, chưa thống nhất với một số luật khác…".

Cùng với Dự án Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, theo chương trình, Dự án dự án Luật đấu thầu (sửa đổi), dự án Luật việc làm cũng sẽ được trình Quốc hội.

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước