Cấp thiết kích cầu du lịch

Thúy Hằng-Thứ năm, ngày 25/04/2013 10:43 GMT+7

Ảnh minh hoạ

 Du lịch Việt Nam được xem là ngành kinh tế mũi nhọn có khả năng xuất khẩu tại chỗ rất cao. Tuy nhiên, việc đầu tư cho lĩnh vực này vẫn chưa thực sự thỏa đáng và xứng tầm.

Một trong những hạn chế căn bản của ngành du lịch hiện nay là chưa xây dựng được sản phẩm du lịch đặc thù, đội ngũ nhân lực chưa thật sự chuyên nghiệp nên chưa thể nâng cao được chất lượng dịch vụ.

Từ xưa tới nay, Việt Nam thường nặng về phong trào nên tỉnh nào cũng tổ chức lễ hội, thậm chí không liên quan đến du lịch nhưng vẫn gọi là du lịch. Thực tế này gây lãng phí không nhỏ. Vì vậy, cần phải thay đổi nhận thức, xúc tiến du lịch bằng chính những sản phẩm cụ thể đến tận tay người tiêu dùng. Tuy nhiên điều khiến khách du lịch không mấy mặn là mức giá cao.

Một khách du lịch cho biết: “Dịch vụ vé máy bay, tàu hỏa còn cao, lưu trú, ăn uống tăng theo mùa và không cần biết người tiêu dùng nghĩ gì”.

Theo Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Việt Nam Vũ Thế Bình cho biết: “Hiện còn thiếu chính sách ưu tiên cho du lịch, nhận thức của xã hội về du lịch còn hạn chế. Du lịch là ngành kinh tế có nội dung văn hóa sâu sắc, không có kiến thức tâm hồn du lịch thì không thể thúc đẩy du lịch phát triển”.

Vừa qua, một hội chợ kích cầu du lịch lớn nhất từ trước tới nay với sự tham gia của các doanh nghiệp lữ hành, khách sạn, vận chuyển trong nước và quốc tế đã diễn ra. Hội chợ này nhằm thúc đẩy sự liên kết, hợp tác của các nhà quản lý và kinh doanh du lịch, thương mại, đặc biệt chào bán sản phẩm du lịch trực tiếp theo cả 2 hình thức bán buôn, bán lẻ với những tour liên kết giảm giá.

Ông Trần Văn Long, Giám đốc Du lịch Việt chia sẻ: “Tham gia gói kích cầu chúng tôi đã liên kết chặt chẽ với các hãng hàng không để có trọn gói tour giá rẻ, bởi thực chất một tour cao thông thường do giá vé máy bay cao, chiếm đến 40% nên sự liên kết chia sẻ rất hiệu quả”.

Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Việt Nam, ông Vũ Thế Bình cho rằng: “Du lịch là ngành xuất khẩu tại chỗ. Xét về giá trị gia tăng chỉ kém dầu thô nhưng cao hơn tất cả những ngành khác. Vì vậy, Nhà nước cần có chính sách khuyến khích du lịch từ thuế, đầu tư, đào tạo nhân lực...”.

Từ 2010 - 2012, lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam tăng từ 5,05 triệu khách lên đến 6,85 triệu khách. Nếu nghiêm túc áp dụng những giải pháp tích cực, du lịch Việt Nam mới có thể cạnh tranh với các nước trong khu vực, kích cầu du lịch để nhiều người dân có cơ hội được đi du lịch với giá rẻ.

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước