Ảnh minh họa. (Nguồn: VOV)
Mặc dù vậy, nếu không sửa chữa rốt ráo thì dễ gây mất lòng tin đối với chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước.
Tháng 4/2017
18 chủ tàu vỏ thép của Bình Định đồng loạt gửi đơn kiến nghị, phản ánh tình trạng tàu vỏ thép mà họ đóng mới theo Nghị định 67 của Chính phủ, dù hoạt động chưa được bao lâu, đã bị rỉ sét nặng. Máy tàu thường xuyên bị hư hỏng, nhiều trang thiết bị trên tàu không hoạt động.
Ngày 30/6/2017
Kết quả kiểm nghiệm tàu vỏ thép ở Bình Định do Tổ thẩm định độc lập của địa phương này thực hiện chính thức được công bố.
5 tàu cá vỏ thép do Công ty Đại Nguyên Dương đóng, sử dụng thép Trung Quốc.
9 máy chính của 9 tàu vỏ thép do Công ty Trách nhiệm hữu hạn MTV Nam Triệu đóng tàu mang nhãn hiệu Mitsubishi nhưng hãng này xác nhận không sản xuất động cơ này.
Tháng 8/2017
Sau khi có chỉ đạo quyết liệt của UBND tỉnh Bình Định cũng như thống nhất của ngư dân, 18 tàu vỏ thép do Công ty TNHHMTV Nam Triệu và công ty Đại Nguyên Dương đóng bị hư hỏng đã được đưa lên bờ sửa chữa.
Ngày 5/9/2017
Tàu cá BĐ 99168-TS của ngư dân Lê Ngô Hát là tàu đầu tiên được sửa xong và ra khơi đánh bắt trở lại.
Đến nay, tàu đã đi được 2 chuyến biển, hoạt động ổn định và ông Hát đã thu lãi được hơn 400 triệu đồng.
Còn 10 tàu cá khác ở Bình Định, trong đó, 6 tàu do công ty TNHH Một thành viên Nam Triệu và 4 tàu do công ty Đại Nguyên Dương đóng đang tiếp tục được sửa chữa. Dự kiến sẽ hoàn thành và hạ thủy vào 30/10 tới.
Về tình hình sửa chữa chung các tàu vỏ thép bị hư hỏng trên cả nước thì 1 tàu tại Phú Yên, 18 tàu tại Thanh Hóa, 2 tàu tại Quảng Bình đã được khắc phục và đi vào hoạt động. Riêng 1 tàu cá tại tỉnh Quảng Nam bị hỏng máy chính trong quá trình chạy thử nội bộ của nhà máy, Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Nam đã ra phán quyết yêu cầu công ty CP đóng tàu Bảo Duy phải bồi thường máy chính cho chủ tàu.
Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!