Taxi công nghệ: Cần tìm khung pháp lý để quản lý

Ban Thời sự-Chủ nhật, ngày 26/11/2017 20:57 GMT+7

VTV.vn - Cơ quan chức năng cần điều chỉnh và tìm khung pháp lý để quản lý hình thức vận tải mới phù hợp với pháp luật Việt Nam.

Taxi công nghệ, được biết đến nhiều qua các ứng dụng Uber và Grab đã phát triển nhanh chóng, số lượng phương tiện gia tăng nhanh, nhất là ở 2 đô thị lớn là Hà Nội và TP.HCM.

Còn hơn 1 tháng nữa là đến thời điểm kết thúc ứng dụng thí điểm taxi công nghệ, theo quyết định 24 của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải. Sau hơn 2 năm thí điểm, taxi công nghệ, được biết đến nhiều qua các ứng dụng Uber và Grab đã phát triển nhanh chóng, số lượng phương tiện gia tăng nhanh, nhất là ở 2 đô thị lớn là Hà Nội và TP.HCM.

Sự phát triển nhanh của Uber và Grab cũng nằm trong xu hướng vận động chung của ứng dụng khoa học công nghệ trong kinh doanh vận tải, mang lại nhiều tiện ích cho khách hàng. Nhưng quá trình ứng dụng trong hai năm qua cũng đang phát sinh nhiều vấn đề về quản lý nhà nước, nghĩa vụ nộp thuế, bảo mật cho khách hàng.

Tại Hà Nội và TP.HCM, theo ước tính, có 30.000 ô tô ứng dụng Uber và khoảng chừng ấy xe nữa ứng dụng Grab. Ứng dụng này đã mang lại lợi ích cho người tiêu dùng nhờ giá cước rõ ràng, định vị địa chỉ chính xác, xe luôn sạch sẽ, phục vụ tận tình. Một đội ngũ lái xe với phong cách phục vụ mới được hình thành.

Taxi truyền thống, tìm mọi cách để phản ứng, như dán các khẩu hiệu phản đối lên thân xe, yêu cầu Uber, Grab phải được ứng xử như taxi truyền thống, tức là cũng không được đi vào đường cấm taxi, phải có mào, lái xe phải mặc đồng phục.

Bên cạnh đó, là vấn đề nộp thuế. Các hãng taxi truyền thống đã phải thay đổi để tồn tại và giành lại thị phần Và trong 2 năm thí điểm taxi công nghệ, công tác quản lý cũng tồn tại tại khá nhiều bất cập. Tính riêng 30.000 xe taxi truyền thống ở Hà Nội và TP.HCM, trung bình mỗi năm các doanh nghiệp phải đóng khoảng 2.000 tỷ đồng tiền thuế. Trong khi đó, với hơn 50.000 xe phần lớn tham gia loại hình ứng dụng công nghệ như Uber, Grab thì trung bình mỗi năm ngành thuế chỉ thu được 20 tỷ đồng. Chỉ nhìn những con số này thôi cũng thấy rõ, cơ quan chức năng cần điều chỉnh và tìm khung pháp lý để quản lý hình thức vận tải mới cho phù hợp với pháp luật Việt Nam. Việc nộp thuế và nghĩa vụ tài chính của các hãng taxi công nghệ cũng là vấn đề được đại biểu Quốc hội chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài chính tại kỳ họp Quốc hội vừa rồi.

Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước