Thanh toán không dùng tiền mặt: Cần lộ trình dài hơi!

Ngọc Diệp-Thứ bảy, ngày 30/03/2013 19:18 GMT+7

Ảnh minh họa

 Thanh toán không dùng tiền mặt ở nước ta hiện mới chỉ phổ biến với một bộ phận người tiêu dùng tại các thành phố lớn. Tại nhiều địa phương trên cả nước, người dân vẫn còn rất xa lạ với khái niệm ATM.

Dự thảo Nghị định thanh toán bằng tiền mặt đang được đưa ra lấy ý kiến. Theo đó, có thể sẽ không được dùng tiền mặt để thanh toán cho các giao dịch mua bán, chuyển nhượng chứng khoán, bất động sản, ô tô, xe máy vượt hạn mức quy định. Thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam hiện mới chỉ phổ biến với một bộ phận người tiêu dùng tại các thành phố lớn. Tại nhiều địa phương trên cả nước, người dân vẫn còn xa lạ với khái niệm ATM.

Sau 2 năm tích cóp, anh Hoàng Văn Đông Văn và Hoàng Văn Văn, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang đã quyết định ra thị trấn Chũ mua xe máy cho gia đình để phục vụ việc đi lại được thuận tiện hơn. Là những người làm việc đồng áng, hai anh chưa bao giờ biết đến các dịch vụ của ngân hàng. Mọi hoạt động thanh toán, kể cả với tài sản lớn với gia đình như xe máy, họ cũng chỉ sử dụng tiền mặt.

Anh Đông nói: “Tiền của tôi thường cất cả năm trong tủ, chưa bao giờ biết đến thẻ ATM của ngân hàng”.

Anh Văn cho biết thêm: “Nếu bây giờ yêu cầu mua xe máy phải thanh toán qua ngân hàng, chắc tôi sẽ không biết làm”.

Là một người kinh doanh xe máy đã lâu năm, bà Lê Thị Hằng, cửa hàng xe máy Trung Việt, huyện Lục Ngạn cho hay, nhiều người dân ở địa phương sẽ rất khó khăn nếu họ buộc phải thanh toán tiền mua xe bằng tài khoản ngân hàng. Bởi khách hàng trong huyện “nhìn thấy cửa hàng đẹp còn thấy ngại, giờ bảo ra ngân hàng thanh toán họ còn chẳng biết ngân hàng ở đâu”, bà Hằng nói.

Hiện nay, không chỉ có người dân huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang không quen thuộc với dịch vụ ngân hàng, mà hầu hết người dân ở các vùng nông thôn ở các địa phương khác đều ở trong nhiều tỉnh thành cũng chung tình trạng như vậy.

Ngay cả với hàng nghìn công chức tại huyện Lục Ngạn đang nhận lương qua tài khoản, cũng khó lòng mặn mà với dịch vụ ngân hàng khi phải đi vài chục cây số mới có thể rút được tiền lương của mình.

Chị Ngô Nữ Diệu Hương, một giáo viên, cho biết: “Đã nhiều lần chúng tôi đi rút tiền nhưng không được, vì vậy chúng tôi có chiến thuật là hôm nào rút được sẽ rút hết luôn một lúc”.

Anh Hoàng Ngọc Chức, một giáo viên khác cũng cho hay: “Cả huyện chỉ có 2 máy rút tiền, trong khi đó giáo viên chúng tôi được trả lương vào cuối tháng nên khi đi rút tiền rất khó khăn vì mọi người thường tập trung đông".

Câu chuyện tại huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang hay việc 7 tỉnh thành miền núi phía Bắc chưa có chi nhánh ngân hàng, có lẽ đủ để cho thấy rằng với nhiều địa bàn, vùng miền, việc thanh toán qua ngân hàng không phải chuyện đơn giản.

Trước tình trạng này, nhiều ý kiến cho rằng, cần đưa ra một hạn mức đủ cao khi yêu cầu thanh toán qua ngân hàng để vừa đảm bảo được mục tiêu chống rửa tiền, trốn thuế, nhưng cũng không gây khó cho nhiều đối tượng thu nhập thấp.

“Mức 200 triệu tương đương với 10.000 USD là con số phù hợp với thông lệ quốc tế để chống rửa tiền và chốn thuế. Với các giao dịch với giá trị nhỏ hơn nếu áp dụng thanh toán qua dịch vụ ngân hàng sẽ gây khó khăn cho các đối tượng có thu nhập thấp”, Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính ngân hàng, cho biết.

Mời quí vị theo dõi VIDEO tại đây

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước