Có hay không việc trục lợi từ các lớp dạy nghề cho người thất nghiệp?

Thùy Nhung, Hoàng Vũ, Dương Chân (VTV9)Cập nhật 12:55 ngày 06/07/2020

VTV.vn - Đào tạo nghề cho người lao động thất nghiệp nhưng học viên chỉ đến khai giảng, hoàn thành các thủ tục, mà không giảng dạy thì có phải là trục lợi BHXH hay không?

Theo BHXH TP.HCM, có 2 đối tượng được BHXH hỗ trợ học nghề là: người lao động hưởng BHXH hàng tháng và người lao động không hưởng BHXH hàng tháng, nhưng đóng BHXH 9 tháng trong vòng 1 năm. Số tiền hỗ trợ mỗi trường hợp là 1 triệu đồng/người/tháng. Chỉ trong tháng 5 vừa qua, BHXH TP.HCM đã chi trả cho hơn 400 hồ sơ mới, trên tổng số gần 900 trường hợp đang được hỗ trợ. Việc chi trả dựa trên danh sách do Sở Lao động, Thương binh và Xã hội thành phố ra quyết định.

Quy trình để được hỗ trợ học nghề như sau: người lao động đăng kí với Sở LĐ, TB&XH. Đơn vị này ra quyết định hỗ trợ học nghề. Có quyết định này thì người lao động đăng kí học tại các chi nhánh của trung tâm giới thiệu việc làm của thành phố. Và Sở này cũng chịu trách nhiệm quản lý việc dạy học của các trường nghề. Theo luật sư Hà Hải, việc cắt xén chương trình học trong hỗ trợ đào tạo nghề đã là vi phạm Luật Việc làm năm 2013.

Mục đích của hỗ trợ đào tạo nghề là để người lao động có cơ hội tìm kiếm một việc làm mới, giảm bớt gánh nặng an sinh xã hội. Tuy nhiên, mục đích tốt đẹp này dường như đang bị lệch hướng, khi chỉ là một điều kiện ưu tiên để người lao động hoàn thành thủ tục để hưởng bảo hiểm thất nghiệp. Chúng tôi vẫn đang chờ câu trả lời từ đơn vị quản lý của các lớp học như thế.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Giữ đam mê chế tác đàn ghi ta ở phố biển

VTV.vn - Cây đàn ghi ta, tiếng đàn ghi ta- có lẽ đã quá quen thuộc với mọi người. Nhưng, không phải ai cũng tận mắt nhìn thấy đàn ghi ta được làm ra như thế nào.