Bảo vệ trẻ em khỏi những "cạm bẫy" bắt nạt, quấy rối, xâm hại từ Internet

VTV Digital-Thứ năm, ngày 01/06/2023 12:30 GMT+7

VTV.vn - Bắt nạt qua mạng, quấy rối tình dục - những "cạm bẫy" từ Internet, mạng xã hội luôn trực chờ với trẻ em. Cần làm gì để bảo vệ trẻ em trên không gian mạng?

Trong thời đại công nghệ, việc tiếp xúc với máy tính, thiết bị thông minh kết nối mạng internet đã trở nên quen thuộc với nhiều trẻ em. Không thể phủ nhận lợi ích lớn mà không gian mạng mang đến cho các em, tuy nhiên, những "cạm bẫy" từ internet, mạng xã hội cũng đưa đến không ít vụ việc đau lòng. Bảo vệ trẻ em trên không gian mạng sẽ là câu chuyện Tiêu điểm của Chuyển động 24h nhân tháng 6 - Tháng hành động vì trẻ em.

Những hành vi xâm hại trẻ trên không gian mạng

Trên thực tế, việc xâm hại trẻ em trên môi trường mạng diễn ra trên nhiều khía cạnh, cụ thể bao gồm:

- Đánh cắp bí mật đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của trẻ em.

- Gửi, cung cấp nội dung độc hại cho trẻ em.

- Bắt nạt trẻ em thông qua môi trường mạng như cố tình xúc phạm, đe doạ, làm hại, quấy rối, tấn công, cô lập, tẩy chay.

Bảo vệ trẻ em khỏi những cạm bẫy bắt nạt, quấy rối, xâm hại từ Internet - Ảnh 1.

- Thông qua môi trường mạng tạo dựng lòng tin với trẻ em nhằm mục đích gây hại trẻ em như: lôi kéo, dụ dỗ, quấy rối, lừa đảo, doạ nạt, tống tiền.

- Lợi dụng môi trường mạng để thực hiện các hành vi xâm hại trẻ em liên quan tới tình dục.

- Sản xuất, sao chép thu thập, trao đổi, tàng trữ, mua bán, phát tán tin nhắn, hình ảnh, âm thanh, video có nội dung xâm hại tình dục trẻ em.

- Những hành vi khác theo quy định pháp luật...

Thực trạng trẻ bị xâm hại được phản ánh qua Tổng đài 111

Trẻ em giống như những tờ giấy trắng, việc tiếp xúc lâu dần với những ảnh hưởng tiêu cực từ mạng xã hội, hay những nội dung xấu độc trên không gian mạng cũng không khác nào tờ giấy ngày một bị vấy bẩn đi, cho đến khi nó không còn có thể viết thêm được gì nữa. Đây chắc chắn sẽ là những vết thương sẽ khó có thể chữa lành được trong tâm hồn của các em.

Mỗi ngày Tổng đài 111 tiếp nhận hàng trăm cuộc gọi khác nhau trong đó không ít là từ phụ huynh và chính các em nhỏ. Không ít các phản ánh về vấn đề bắt nạt qua mạng.

Một trong những nội dung mà nhiều em gái gặp phải nữa là bị các kẻ xấu dụ dỗ, tán tỉnh qua mạng. Sau một thời gian tin tưởng thì bắt đầu chuyển các clip nhạy cảm cho các đối tượng này, từ đó tạo điều kiện cho kẻ xấu tống tiền, hay có những yêu cầu về quan hệ tình dục.

Bảo vệ trẻ em khỏi những cạm bẫy bắt nạt, quấy rối, xâm hại từ Internet - Ảnh 2.
Bảo vệ trẻ em khỏi những cạm bẫy bắt nạt, quấy rối, xâm hại từ Internet - Ảnh 3.

Riêng trong năm 2022, có tới gần 370.000 cuộc gọi đến Tổng đài 111, với gần 28.000 cuộc gọi được lập hồ sơ và hơn 1.500 ca can thiệp hỗ trợ. Trong số này, có 419 cuộc gọi báo cáo về hoạt động xâm hại trẻ em trên môi trường mạng.

Tại Việt Nam số trẻ em sử dụng mạng Internet đang ở mức cao:

- Theo thống kê của UNICEP, cứ 10 trẻ em ở Việt Nam thì có tới 9 em sử dụng thiết bị kết nối internet, và cũng 9/10 em lên mạng hằng ngày

- Một nghiên cứu của Trung tâm Sáng kiến Sức khỏe và Dân số chỉ ra rằng, gần 36,5% trẻ em đã phải trải nghiệm các thông tin, hình ảnh liên quan đến bạo lực trên Internet. Hơn 13% trẻ em bị tiếp xúc không mong muốn với các tài liệu khiêu dâm.

 Việc thường xuyên sử dụng mạng xã hội hay các thiết bị công nghệ là một trong những nguyên nhân chủ yếu khiến nhiều trẻ em bị tác động tiêu cực bởi không gian mạng.

Bảo vệ trẻ em khỏi những cạm bẫy bắt nạt, quấy rối, xâm hại từ Internet - Ảnh 4.

Nguyên nhân trẻ trở thành nạn nhân bị xâm hại trên không gian mạng

Mỗi ngày, sau khi học bài hoặc có thời gian rảnh bé Đỗ Ngọc Khánh (TP Hà Nội) sẽ dành thời gian xem các video trên YouTube hay TikTok, đã có những lúc con xem phải những nội dung độc hại ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý của con.

Với Nguyễn Tiêu Ngân Hà, em được sử dụng iPad mỗi khi rảnh rỗi, có những ngày nghỉ em được sử dụng cả ngày. Hà và các bạn thường xuyên chơi game trực tuyến cùng nhau, có những trò chơi giới hạn độ tuổi nhưng các em vẫn chơi mỗi ngày.

Bà Nguyễn Thị Nga - Phó Cục trưởng Cục Trẻ em - cho biết, nguyên nhân quan trọng đó là các doanh nghiệp cung cấp môi trường mạng hay các trò chơi chưa tuân thủ theo pháp luật của Việt Nam, như là liên quan đến thông báo số tuổi trẻ em có thể tham gia, hay chặn lọc, gỡ với nội dung ảnh hưởng đến trẻ em.

Bảo vệ trẻ em khỏi những cạm bẫy bắt nạt, quấy rối, xâm hại từ Internet - Ảnh 5.

Các nội dung trên môi trường mạng quá đa dạng và thu hút, các em nhỏ lại chưa nhận thức được tính đúng đắn các nội dung nên và không nên xem, bên cạnh đó còn là câu chuyện từ phía người lớn.

Chị Tiêu Hồng Kim Phượng, TP. Hà Nội chia sẻ: "Mình thực sự rất bận nên không có thời gian kiểm soát thời gian của con, nội dung con xem, và mình vẫn nghĩ con mình còn bé".

Nâng cao nhận thức của trẻ, đồng hành cùng con trong hành trình tìm hiểu thế giới để những đứa trẻ được yên tâm, an toàn đón nhận những điều mới mẻ.

Đồng hành cùng trẻ trên không gian mạng

Thực tế, còn rất nhiều những hoạt động bên ngoài để các em cùng bố mẹ có thể tham gia để rời xa những tiêu cực từ mạng xã hội và internet mang lại. Đặt thiết bị điện tử thông minh xuống, để khám phá thêm nhiều điều thú vị từ thế giới bên ngoài. Trên tất cả, vẫn cần nhất đó là sự đồng hành của bố mẹ với con, để hiểu và chia sẻ với con nhiều hơn.

Là một ca sĩ nhí, em Ngọc Khánh Chi thường xuyên sử dụng các mạng xã hội để giao lưu tương tác với người hâm mộ. Kênh TikTok của em có hơn 29.000 lượt theo dõi và hơn 430.000 lượt yêu thích cùng hàng triệu lượt xem video.

Bảo vệ trẻ em khỏi những cạm bẫy bắt nạt, quấy rối, xâm hại từ Internet - Ảnh 6.

Ca sĩ nhí Ngọc Khánh Chi luôn có mẹ đồng hành.

Thay vì lo lắng, chị Uyên Chi - mẹ của Ngọc Khánh Chi - đi tìm giải pháp để đồng hành với con, chị thường xuyên cùng con trò chuyện để nắm bắt những vấn đề mà con đang gặp phải.

"Lắng nghe con nhiều hơn, có những buổi toạ đàm, gặp chuyên gia tư vấn để con đối diện với việc này một cách văn minh, tích cực nhất, phải thấu hiểu con để con chia sẻ những chuyện mà không phải lúc nào con cũng có thể chia sẻ" - chị Uyên Chi chia sẻ.

Internet an toàn cho gia đình đang được coi là giải pháp công nghệ nhằm giúp cho trẻ được tiếp cận với nền tảng số an toàn và lành mạnh hơn. Trong đó, việc sử dụng thiết bị và cài đặt ứng dụng bảo vệ toàn bộ thiết bị điện tử trong gia đình, nhằm chặn các nội dung xấu độc không phù hợp với trẻ đang được nhiều bậc làm cha mẹ lựa chọn.

Bảo vệ trẻ em khỏi những cạm bẫy bắt nạt, quấy rối, xâm hại từ Internet - Ảnh 7.

Trong thời đại công nghệ thông tin , việc kiểm soát và quản lý nguồn dữ liệu mà trẻ em tiếp cận hàng ngày trên mạng là điều vô cùng cấp thiết. Chỉ khi nào các nội dung xấu độc bị ngăn chặn thì khi đó các em mới được phát triển một cách toàn diện và an toàn.

Các nước gây sức ép cho các mạng xã hội vì một môi trường mạng lành mạnh Các nước gây sức ép cho các mạng xã hội vì một môi trường mạng lành mạnh Người dùng mạng xã hội có đầy đủ quyền năng làm trong sạch môi trường số Người dùng mạng xã hội có đầy đủ quyền năng làm trong sạch môi trường số Hoàn thiện khung pháp lý bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng Hoàn thiện khung pháp lý bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước