Quy hoạch không sát thực tế: Khổ sở vì mắc kẹt trong quy hoạch treo

Ban Thời sự-Thứ tư, ngày 13/09/2023 01:49 GMT+7

VTV.vn - Nhà cửa đã xuống cấp nhưng hàng chục năm không được sửa chữa, người dân không được chuyển nhượng, sang tên vì… nằm trong quy hoach.

Hiện nay, hệ thống quy hoạch quốc gia có 5 loại quy hoạch. Tuy nhiên, chương trình Vấn đề hôm nay ngày 12/9 chỉ đề cập đến quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn vì loại quy hoạch này đang phát sinh nhiều vấn đề nhất, đặc biệt là các quy hoạch chung, quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết. Vì quy hoạch chi tiết là việc phân chia và xác định chỉ tiêu sử dụng đất quy hoạch, yêu cầu quản lý kiến trúc, cảnh quan của từng lô đất; bố trí công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội nhằm cụ thể hóa nội dung của quy hoạch phân khu hoặc quy hoạch chung.

Sống trong vùng quy hoạch cho một dự án xây dựng, nhưng dự án chậm hoặc không được triển khai, người dân phải chịu khổ trăm bề. Người có nhà nhưng không được sửa chữa, nâng cấp; người có hàng nghìn mét vuông đất vẫn phải đi làm thuê kiếm sống qua ngày. Đó là những nội dung bất cập trong chất lượng quy hoạch đã và đang được báo chí đăng tải. Đáng nói, Luật Quy hoạch đã có những điều khoản để đảm bảo quyền lợi của người dân trong vùng quy hoạch nhưng, khi thực tế triển khai tại địa phương lại khác.

Khi lập một quy hoạch phải thực hiện theo trình tự 5 bước trong đó, có tổ chức lập quy hoạch, thẩm định quy hoạch và quyết định hoặc phê duyệt quy hoạch. Quy trình lập quy hoạch cũng rất bài bản với nhiều bước khác nhau. Cơ quan lập quy hoạch có trách nhiệm lấy ý kiến các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân các cấp của địa phương liên quan và cơ quan, tổ chức, cộng đồng, cá nhân khác có liên quan về quy hoạch. Như vậy, quy hoạch chi tiết được công bố.

Đối với dự án đầu tư xây dựng do một chủ đầu tư tổ chức thực hiện có quy mô lớn hơn 5 ha (hoặc lớn hơn 2 ha đối với dự án đầu tư xây dựng nhà ở chung cư) thì phải lập quy hoạch chi tiết. Khi đó, người dân sinh sống tại khu vực được quy hoạch đều biết được cụ thể về dự án đó.

Quy hoạch không sát thực tế: Khổ sở vì mắc kẹt trong quy hoạch treo - Ảnh 1.

Người dân khổ sở vì mắc kẹt trong quy hoạch treo. Ảnh minh họa.

Để lập một quy hoạch cần có sự phân tích về chiến lược phát triền kinh tế, cơ sở hạ tầng. Việc quy hoạch được đưa ra để hoạch định chính sách, đảm bảo việc sử dụng quỹ đất một cách có hiệu quả và đây cũng là cơ sở để Nhà nước giao đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, đền bù đất đai… Chính vì vậy, việc đảm bảo chất lượng quy hoạch vô cùng quan trọng.

Làm sao để cân bằng được giữa lợi ích của người dân cũng như tối đa hóa hiệu quả sử dụng đất. Điều này cần có sự rõ ràng, minh bạch, giám sát chặt chẽ trong quy hoạch sao cho đúng bản đồ quy hoạch, đúng mục đích quy hoạch, đúng trình tự và quy định pháp lý.

Ông Phạm Hoàng Long, chuyên gia pháp lý bất động sản và kiến trúc sư Nguyễn Hoàng Phương là khách mời trong chương trình Vấn đề hôm nay sẽ cùng bàn luận để làm rõ hơn về vấn đề này.

Nhiều đoạn đường ở Hà Nội chỉ vài km nhưng có đến 7, 8 trường đại học, cao đẳng được xây dựng san sát, chen chúc gây nên cảnh ùn tắc thường xuyên vào giờ cao điểm. Theo tính toán của các chuyên gia giao thông, bình quân mỗi trường ĐH tại Hà Nội có khoảng 10.000 sinh viên. Vào giờ cao điểm, tất cả cùng đổ về cổng trường, tham gia giao thông gây ra tình trạng quá tải hạ tầng.

- Trục đường Nguyễn Chí Thanh - Chùa Láng Hà Nội. Nằm dọc trục đường này, trong bán kính 600 mét có đến 5 trường Đại học gồm: Đại học Luật Hà Nội, Đại học Ngoại giao. Học viện Thanh Thiếu niên, và Học viện Hành chính QG, Đại học Ngoại thương, Chưa kể các trường nằm cạnh 3 bệnh viện và 1 trường tiểu học nên việc quá tải rất khó tránh khỏi.

- Trục Nguyễn Trãi - Trần Phú vẫn thường được gọi là 3 km cõng 7 trường Đại học. Đây cũng là đoạn đường tập trung nhiều trường đại học lớn nhất thủ đô. 7 trường ĐH lớn gồm : ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn, ĐH Khoa học tự nhiên, ĐH Hà Nội, Học viện An ninh, Học viện Bưu chính viễn thông, Học viện Y Dược học Cổ truyền Việt Nam, và Đại học Kiến trúc Hà Nội.

- Đường Giải Phóng cũng chung tình cảnh khi 3 trường đại học lớn: ĐH Kinh tế quốc dân, ĐH Xây dựng, ĐH Bách Khoa Hà Nội với số lượng sinh viên đông đúc. Riêng ĐH Bách Khoa Hà Nội có trên 30.000 sinh viên.

- Tuyến đường Xuân Thủy - Cầu Giấy dày đặc các trường đại học như: ĐH Quốc gia, ĐH Sư phạm, ĐH Ngoại ngữ, Học viện Báo chí và tuyên truyền, ĐH Thương Mại, ĐH Giao thông vận tải... Vào những giờ cao điểm, tình trạng tắc đường thường xuyên xảy ra.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước