Vướng mắc trong bán tín chỉ Carbon rừng

Lan Phương, Đỗ Vinh, Bạch Dương, Lê Huy-Thứ sáu, ngày 07/04/2023 21:09 GMT+7

VTV.vn - Xây dựng, hoàn thiện, đủ các cơ chế về chính sách, kỹ thuật, con người là điều kiện cần hiện nay để Việt Nam tham gia vào thị trường Carbon còn khá mới mẻ này.

Tính đến cuối năm 2022, đã có 252 dự án tín chỉ Carbon cho các hoạt động bảo vệ và phát triển rừng được đăng ký thành công trên toàn thế giới. Đây là nỗ lực chung của toàn cầu trong thực hiện các giải pháp nhằm giảm khí phát thải, chống biến đổi khí hậu.

Vướng mắc trong bán tín chỉ Carbon rừng - Ảnh 1.
Vướng mắc trong bán tín chỉ Carbon rừng - Ảnh 2.
Vướng mắc trong bán tín chỉ Carbon rừng - Ảnh 3.

Với 14,7 triệu ha rừng, độ che phủ ở mức 42%, Việt Nam có nhiều thuận lợi và đang triển khai nhiều chương trình để đẩy nhanh thực hiện chuyển nhượng Carbon rừng. Tuy nhiên, quá trình hình thành thị trường Carbon và phát hành tín chỉ vẫn còn nhiều khó khăn.

Vườn quốc gia sông Thanh, Quảng Nam, với diện tích hơn 75.000 ha, được xem là đai rừng tự nhiên liền mạch lớn nhất miền Trung, có khả năng hấp thụ lượng lớn CO2. Theo Đề án bán thí điểm tín chỉ Carbon, mỗi năm, chủ rừng này có thể thu về hàng chục tỷ đồng. Nhưng thực tế, việc thí điểm chưa thành công.

Vướng mắc trong bán tín chỉ Carbon rừng - Ảnh 4.
Vướng mắc trong bán tín chỉ Carbon rừng - Ảnh 5.

Chủ trương của Chính phủ, Bộ NN&PTNT có rồi, nhưng Vườn Quốc gia Sông Thanh vẫn chưa nhận được nội dung, phương án để thực hiện.

Theo quy định, hồ sơ bán tín chỉ Carbon rừng ra thị trường phải được các tổ chức thẩm định quốc tế xem xét và chấp nhận. Tuy nhiên, hồ sơ của Quảng Nam được xây dựng từ năm 2018, 2019 nên khi các tiêu chuẩn về thẩm định hồ sơ thay đổi, địa phương này không có đủ tài chính để thực hiện.

Với 14,7 triệu ha rừng, hơn 70% là rừng tự nhiên, Việt Nam có tiềm năng và cơ hội để hình thành và phát triển thị trường Carbon trong nước và tiến tới có thể trao đổi với các nước.

Vướng mắc trong bán tín chỉ Carbon rừng - Ảnh 6.
Vướng mắc trong bán tín chỉ Carbon rừng - Ảnh 7.

Bộ NN&PTNT đang trình Chính phủ Nghị định 156, trong đó quy định 1 chương về việc chuyển nhượng kết quả giảm phát thải này. Khi được Chính phủ ban hành, nghị định sẽ tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân chuyển nhượng, đầu tư, kinh doanh, xây dựng dự án, đề án và xác nhận kết quả giảm phát thải.

Bán tín chỉ Carbon thực chất là bán không khí, thu kinh phí. Nhưng để tín chỉ Carbon rừng của Việt Nam sớm được giao dịch trên sàn giao dịch quốc tế, việc xây dựng, hoàn thiện, đủ các cơ chế về chính sách, kỹ thuật, con người là điều kiện cần hiện nay để Việt Nam tham gia vào thị trường Carbon còn khá mới mẻ này.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước