Ý nghĩa và những điều kiêng kỵ Rằm tháng Giêng

Bích Ngọc-Thứ năm, ngày 22/02/2024 05:29 GMT+7

VTV.vn - Rằm tháng Giêng hay còn gọi là Tết Nguyên Tiêu được hiểu là thời điểm đánh dấu sự kết thúc tháng "ăn chơi" để bắt tay vào công việc cho một năm mới.

Rằm tháng Giêng hay còn gọi là Tết Nguyên Tiêu là một trong những ngày rất quan trọng trong lịch âm của người châu Á. Tết Nguyên Tiêu - đêm trăng sáng đầu tiên của một chu kỳ xuân mới, ánh trăng chiếu sáng khắp miền hạ giới sau một mùa đông dài tối tăm, lạnh lẽo. Tết Nguyên Tiêu cũng được cho là đánh dấu sự kết thúc tháng "ăn chơi" để bắt tay vào công việc cho một năm mới.

Tùy thuộc vào văn hóa tín ngưỡng của mỗi vùng miền, ngày Rằm tháng Giêng trong dân gian khác nhau nhưng mang ý nghĩa lớn nhất là cầu phúc. Rằm tháng Giêng cũng là một trong bốn ngày rằm lớn nhất năm mà người Việt, đặc biệt là phật tử thường viếng chùa lễ phật cầu gia đạo bình an, tài lộc...

Lễ ngày Rằm tháng Giêng cầu sức khỏe, bình an, tài lộc trở thành một trong những nét sinh hoạt tín ngưỡng của người Việt. Ngày nay cùng với sự phát triển của xã hội, cách đón Rằm tháng Giêng cũng có nhiều thay đổi nhưng đa số mọi người vẫn thường đi lễ chùa và giải hạn nhằm cầu mong sự phù hộ của trời phật để có một năm an lành, phát đạt.

Ý nghĩa và những điều kiêng kỵ Rằm tháng Giêng - Ảnh 1.
Ý nghĩa và những điều kiêng kỵ Rằm tháng Giêng - Ảnh 2.

Rằm tháng Giêng với nhiều người sẽ đến viếng các đền, chùa.

Những điều kiêng kị trong ngày Rằm tháng Giêng

Mọi người có thể tham khảo để có được may mắn cả năm.

- Không để bàn thờ bụi bẩn: Trước khi cúng rằm tháng Giêng, các gia đình cần lau chùi, dọn dẹp bàn thờ gia tiên cho sạch sẽ. Nên thắp một nén nhang khấn xin thần linh, tổ tiên về việc lau dọn. Tuyệt đối không xê dịch bát hương trong quá trình lau dọn bàn thờ. Các vật phẩm cúng được bày biện gọn gàng, đúng thứ tự, tránh đổ vỡ.

- Kiêng mâu thuẫn bất hòa: Trong ngày Rằm tháng Giêng, mọi người trong gia đình tránh mâu thuẫn, sống chan hòa, vui vẻ. Cha mẹ cũng không nên để con cái khóc lóc nhiều trong ngày này.

- Không nên đi đến những nơi có nguồn âm khí nặng như mồ mả, nơi hoang vu... Rằm tháng Giêng được cho là ngày có âm khí mạnh, không nên ra ngoài sau 10 giờ tối.

- Không nên để thùng gạo trong nhà trống rỗng.

- Kiêng cho vay tiền trong ngày Rằm tháng Giêng.

- Không được mặc quần áo rách bởi theo quan niệm của người xưa, mặc quần áo rách sẽ bị vận rủi đeo bám.

- Trong ngày Rằm tháng Giêng, gia chủ không nên sát sinh, giết thịt gà vịt để tránh vận xui; cẩn thận trong lời ăn tiếng nói, không nên nói điểm gở trong ngày này.

- Không nên ăn các đồ ăn như thịt chó, thịt mèo, thịt vịt...

- Kị trang trí nến: Nên trang trí bằng đèn thay vì nến. Ánh nến lung linh, mờ ảo có thể rất lãng mạn nhưng lại không hề tốt lành vì nó tượng trưng cho tang sự, điềm xui xẻo, cái chết.

- Kiêng không cắt tóc nhổ răng. Người xưa thường nói rằng "cái răng cái tóc là góc con người" nên trong ngày này bạn không nên cắt tóc, nhổ răng để bảo vệ sức khỏe của mình.

Mâm cỗ cúng Rằm tháng Giêng 2024 có những gì? Mâm cỗ cúng Rằm tháng Giêng 2024 có những gì?

VTV.vn - Cúng rằm tháng Giêng luôn được người Việt coi trọng và thực hiện chu đáo. Theo truyền thống, cúng Rằm tháng Giêng các gia đình phải chuẩn bị 2 mâm cỗ chay và mặn.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước