COVID-19 tác động đến kinh tế toàn cầu ra sao?

Trung tâm Tin tức VTV24-Thứ bảy, ngày 28/03/2020 10:52 GMT+7

VTV.vn - Quyết định đóng cửa biên giới tại nhiều nơi nhằm ngăn COVID-19 có khiến thương mại và đầu tư toàn cầu bị ngưng lại?

Trong những ngày này, khi mọi hoạt động của đời sống - xã hội đều bị ảnh hưởng và xáo trộn vì dịch COVID-19, có lẽ người ta mới hiểu được thực sự thế nào là thế giới phẳng. Một con virus không thể nhìn thấy bắt mắt thường bùng phát tại một quốc gia nhưng lại có thể lây lan nhanh tới 197 quốc gia và vùng lãnh thổ khác. 1/3 dân số toàn cầu, khoảng 2,7 tỷ người bị cách ly, phong tỏa và hạn chế đi lại.

Lúc này, biện pháp đóng cửa biên giới hay phong tỏa đi lại bên trong sẽ là những biện pháp nhận được sự đồng thuận cao. Song điều này khiến cho dòng chảy thương mại thế giới không còn phẳng đúng như nghĩa đen của nó.

COVID-19 tác động đến kinh tế toàn cầu ra sao? - Ảnh 1.

Theo bản đồ trên, màu vàng phân biệt các quốc gia áp dụng lệnh đóng cửa biên giới một phần. Màu đỏ là các nước có chính sách mạnh tay nhất, "nội bất xuất, ngoại bất nhập". Hiện số lượng các nước bị tô màu đỏ và màu vàng đã chiếm tới 2/3 diện tích trên Trái Đất. Còn những quốc gia còn lại có màu ghi cũng đã và đang tăng cường các biện pháp nhằm ngăn sự lây lan của COVID-19, bao gồm: phong tỏa một số thành phố, đóng cửa sân bay hay hạn chế đi lại tạm thời...

Điểm đáng chú ý trong tấm bản đồ này là việc cả khối 27 nước thành viên EU đã quyết định đóng cửa hoàn toàn với bên ngoài. Đây là điều chưa từng có tiền lệ. Vậy điều này có đi ngược lại với giá trị tự do đi lại vốn luôn được khối này cổ vũ?

Khác với Trung Quốc là phong tỏa tâm dịch Hồ Bắc ngày khi dịch COVID-19 xuất hiện, giới chức EU ban đầu đã "kê đơn thuốc" theo từng bước, cố gắng không để ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế. Nhưng EU đã quyết định phải hy sinh kinh tế thì may ra kiềm chế được dịch. 27 nước thành viên nhất trí đóng cửa biên giới toàn khối với bên ngoài. Thậm chí, giữa các nước thành viên cũng đã hạn chế giao thương qua lại tại biên giới của nhau.

Khi giao thương toàn cầu ngưng trệ, việc đảm bảo tự cung, tự cấp các nhu cầu thiết yếu của nền kinh tế là quan trọng nhất. Đối với Việt Nam, tuần qua, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phải tính đến việc tạm dừng xuất khẩu gạo để đảm bảo an ninh lương thực quốc gia. Dù Bộ Công Thương kiến nghị xem xét lại và Thủ tướng sẽ nghe báo cáo và quyết định trong tuần tới nhưng việc tính đến ngừng xuất khẩu gạo với một nước đứng trong Top 3 xuất khẩu gạo thế giới như Việt Nam cho thấy, Chính phủ đã tính đến các giải pháp vô cùng quyết liệt trong bối cảnh các nước đều đóng cửa với nhau.

Tương tự tại Ấn Độ, một trong những trung tâm sản xuất dược phẩm lớn nhất trên thế giới, nước này cũng đã hạn chế xuất khẩu 26 thành phần hoạt chất và các dược liệu do lo ngại dịch bệnh có thể lây lan nhanh. Rõ ràng, mỗi quốc gia đều co cụm lại và có chiến lược riêng để tự vệ. Chính bởi điều này, các chuyên gia cho rằng, chuỗi cung ứng toàn cầu khó có thể khó trở lại như cũ được, ngay cả khi công xưởng của thế giới là Trung Quốc bắt đầu có dấu hiệu hồi phục.

COVID-19 tác động đến kinh tế toàn cầu ra sao? - Ảnh 2.

Theo một thống kê đáng chú ý, 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới hiện nay cùng nhau tạo ra 66% GDP, chiếm 46% xuất khẩu toàn cầu. Cũng 10 quốc gia này cùng nhau chiếm tới 71% số ca nhiễm và 79% số ca tử vong do COVID-19. Do vậy, khi các quốc gia này đồng loạt áp dụng những biện pháp hạn chế đi lại, đóng cửa biên giới với bên ngoài, sự đứt gãy và xáo trộn chuỗi cung ứng toàn cầu là điều không thể tránh khỏi.

Theo các chuyên gia, dù xác định việc đóng cửa biên giới các nền kinh tế lúc này là việc cần làm để chặn đà lây lan của dịch bệnh nhưng việc thị trường thế giới không còn phẳng như trước chắc chắn đang có các tác động tiêu cực đến dòng chảy thương mại, đầu tư toàn cầu. Hầu hết các dự báo kinh tế lúc này đều cho rằng suy thoái là điều khó tránh trong năm 2020.

Một loạt quốc gia cứu trợ các đối tượng bị ảnh hưởng do COVID-19 Một loạt quốc gia cứu trợ các đối tượng bị ảnh hưởng do COVID-19

VTV.vn - Sau khi Mỹ tuyên bố tung gói hỗ trợ kỷ lục, hàng loạt các quốc gia khác cũng tuyên bố bơm tiền hỗ trợ nền kinh tế.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước