Đặc khu kinh tế - Nấc thang mới của tư duy phát triển

Huy Hoàng - Đức Tiến (Trung tâm Tin tức VTV24)-Thứ năm, ngày 10/05/2018 10:07 GMT+7

VTV.vn - Trong các kịch bản tìm động lực cho tăng trưởng kinh tế những năm tới, mô hình đặc khu kinh tế được các chuyên gia nhắc tới như một nấc thang mới của tư duy phát triển.

Các cực tăng trưởng của đặc khu kinh tế được kỳ vọng sẽ tạo ra nhiều công ăn việc làm, nhiều công trình, sân bay, nhà ga… từ đó nâng cao thu nhập cho người dân. Tuy nhiên, hiện vẫn còn những băn khoăn khi thu hút đầu tư vào đặc khu liệu có tạo ra được tác động lan tỏa ra toàn nền kinh tế hay không?

Việt Nam hiện có 17 khu kinh tế ven biển, 26 khu kinh tế cửa khẩu, 328 khu công nghiệp được thành lập. Năm 2017, các khu kinh tế đã thu hút được khoảng 153 tỷ USD, chiếm 52% đăng ký đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Tuy nhiên, các khu kinh tế vẫn còn một số hạn chế như ít có sự khác nhau giữa mục tiêu và hướng phát triển ngành. Việc hình thành các đặc khu kinh tế theo Tiến sĩ Vũ Minh Khương - Trường Chính sách công Lý Quang Diệu, Đại học quốc gia Singapore - sẽ tạo đột phá trong tăng trưởng.

Theo ông Nguyễn Đức Thành - Viện trưởng viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách - sẽ có nhiều nguồn lực đổ vào các đặc khu. Dù có sự dịch chuyển nguồn lực giữa các địa phương nhưng xét về tổng thể là tăng trưởng trong dài hạn.

Đặc khu kinh tế - Nấc thang mới của tư duy phát triển - Ảnh 1.

Thu nhập bình quân đầu người vào năm 2020 của các đặc khu.

Thâm Quyến (Trung Quốc) là một bằng chứng kinh điển về sự thành công khi trở thành đặc khu kinh tế. Nhờ vị trí địa lý gần với Hong Kong (Trung Quốc) và thời điểm nhờ chính sách hợp lý mà Thâm Quyến thành một đầu kéo, một động lực quan trọng đóng góp lớn vào GDP của Trung Quốc.

Ông Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế và Chính sách nói: "Cách đây khoảng 30 năm, Thâm Quyến chỉ là một làng chài hoang nhưng bây giờ là một thành phố khổng lồ, đô thị lớn, tạo ra của cải lớn và đóng góp lớn vào GDP của Trung Quốc. Tuy nhiên, điều Thẩm Quyến đóng góp nhiều hơn là mô hình được chia sẻ, lan tỏa dần dần ở Trung Quốc".

Trong các đề án thành lập đặc khu, thu nhập bình quân đầu người vào năm 2020 tại Vân Đồn là 5.000 USD, Bắc Vân Phong là 4.000 USD, Phú Quốc dự kiến là 5.300 USD, tăng gấp hơn 2 lần hiện tại. Chưa kể các địa phương khác cũng sẽ được hưởng lợi dây chuyền từ đặc khu. Các chuyên gia cho rằng, những con số, kỳ vọng sẽ đạt được khi các đặc khu đi vào hoạt động và thành công.

Đặc khu - Ưu đãi hay thể chế quan trọng hơn? Đặc khu - Ưu đãi hay thể chế quan trọng hơn?

VTV.vn - Theo PGS.TS Bùi Tất Thắng, khi các nhà đầu tư quốc tế lớn bỏ hàng tỷ USD vào các đặc khu, những chính sách ưu đãi về tài chính không phải mối quan tâm hàng đầu của họ.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam TV Online.

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước