Giải pháp cho thị trường BĐS: 42% DN đánh giá hiệu quả thấp

VTV-Thứ sáu, ngày 27/12/2013 06:00 GMT+7

Khảo sát về động thái doanh nghiệp Việt Nam năm 2013 lĩnh vực BĐS, 42% doanh nghiệp đánh giá giải pháp cho thị trường BĐS là “hiệu quả thấp và rất thấp”.

Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa công bố báo cáo khảo sát về động thái doanh nghiệp Việt Nam năm 2013. Theo đó, có 42% doanh nghiệp đánh giá giải pháp cho thị trường BĐS là “hiệu quả thấp và rất thấp”.

Theo các doanh nghiệp, các giải pháp về giải quyết hàng tồn kho, hỗ trợ thị trường và đầu tư, tháo gỡ khó khăn cho thị trường BĐS còn chung chung, chưa cụ thể chính vì vậy, chưa thể giúp phục hồi thị trường.

Giải pháp hỗ trợ về chính sách thuế là một trong những biện pháp truyền thống để hỗ trợ DN, tạo được hiệu ứng nhanh nên thường được các DN đánh giá cao.

Đứng thứ 2 về tác động tích cực là giải pháp hoàn thuế bảo vệ môi trường và giảm 50% tiền thuế đất năm 2013 và năm 2014. Đứng thứ 3 là các nhóm giải pháp về vốn tín dụng, hoàn thiện cơ chế bảo lãnh cho các DN vừa và nhỏ, áp dụng mức thuế 5% đối với bán, cho thuê và cho thuê mua nhà ở xã hội và áp dụng 20% thuế TNDN đối với các DN có tổng doanh thu năm không quá 20 tỷ đồng.

‘ Ảnh minh họa.

Trong khi đó, các giải pháp về giải quyết hàng tồn kho, hỗ trợ thị trường và đầu tư, giải pháp tháo gỡ khó khăn cho thị trường BĐS và chính sách quản lý thị trường vàng miếng chưa được đánh giá cao. Có tới 42% DN đánh giá chính sách này có hiệu quả “thấp và rất thấp”. Theo DN, các giải pháp này còn chung chung, chưa cụ thể. Bên cạnh đó, các giải pháp thị trường đôi khi chỉ có thể tác động đến một số nhóm DN hoặc ngành hàng cần sự hỗ trợ cụ thể và tác động của nó chưa thể có ngay lập tức.

Những giải pháp thuộc về vĩ mô như xử lý nợ đọng XDCB từ vốn NSNN và vốn trái phiếu chính phủ, quản lý chi NSNN, 3 đột phá chiến lược, tái cấu trúc nền kinh tế… bị đánh giá là “có hiệu quả bình thường” với 60% số DN cho ý kiến.

Về các chính sách hỗ trợ tiếp cận vốn, báo cáo điều tra cho thấy nhu cầu vay vốn ngân hàng của DN có xu hướng tăng so với năm 2012. Tuy nhiên vẫn có tới 34,8% DN không vay vốn, trong đó 40,5% DN trả lời vì lãi suất cao, kinh doanh không đủ hiệu quả để trả lãi; 21,1% cho rằng thị trường tiêu thụ sản phẩm bị thu hẹp; 18,6% do đã tìm được kênh huy động vốn khác. Chỉ có 2,7% là do đang có nợ xấu nên không vay được vốn.

Theo kết quả khảo sát thực hiện trong tháng 12/2013, số DN phải vay ở mức lãi suất trên 12% là 32,7% - thấp hơn rất nhiều mức 74,9% của năm 2012. Như vậy, việc giảm lãi suất đã tạo được điều kiện tốt cho DN tiếp cận nguồn vốn. Tuy nhiên, vẫn còn 63,3% số DN cho biết sẽ gặp khó khăn nếu phải chịu mức lãi suất này trong dài hạn.

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước