Nâng trần bội chi và những thử thách

Ngọc Thành -Thứ tư, ngày 23/10/2013 11:31 GMT+7

 Một trong những nội dung quan trọng tiếp tục được đề cập cũng như đã được Thủ tướng Chính phủ trình bày tại phiên khai mạc là đề nghị Quốc hội xem xét chấp thuận nâng mức bội chi ngân sách Nhà nước năm 2013-2014 tăng từ 4,8% lên 5,3% GDP.

Đề xuất này của Chính phủ đã nhận được sự quan tâm của các đại biểu. Một số đại biểu cho rằng, nếu đề xuất này được chấp thuận, không chỉ giúp Chính phủ sẽ có thêm khoảng 20.000 tỉ đồng từ bội chi để đầu tư phát triển và trả nợ, mà còn bảo đảm tổng vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước và trái phiếu chính phủ năm 2014 không thấp hơn năm 2013 - yếu tố quan trọng để thúc đẩy tái cơ cấu nền kinh tế, thực hiện ba đột phá chiến lược và phục hồi tăng trưởng.

Theo TS.Cao Sĩ Kiêm, Đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình: “Tăng bội chi ngân sách là một cách để chúng ta làm hai việc quan trọng. Một là tăng cho xây dựng cơ bản để đảm bảo tăng trưởng hợp lý, nhất là những dự án cơ bản có khả năng tự hoàn thành, tạo việc làm tăng thu nhập thì phải có vốn để đáp ứng ngay. Thứ hai, để cứu doanh nghiệp thì việc rót vốn vào doanh nghiệp để họ phục hồi tăng trưởng là cần thiết”.

‘ Tiết giảm chi phí, nâng cao chất lượng sản xuất sẽ kéo giảm chi cho ngân sách. Ảnh: GTVT

Ông Trần Ngọc Vinh, Đại biểu Quốc hội Thành phố Hải Phòng nhận xét: “Có lẽ đó là cách tính hết sức khoa học, nếu Chính phủ đề xuất và Quốc hội thông qua, nếu không đạt được mức này chúng ta sẽ không thúc đẩy được những việc làm dở dang, do vậy năm 2013-2014 sẽ đạt mức cho phép là 5,3%, nhưng năm 2015 chúng ta phải quay lại mức cũ để đảm bảo được hệ số an toàn".

Đồng tình với đề xuất tăng trần bội chi ngân sách của Chính phủ trong điều kiện nền kinh tế có dấu hiệu bị tắc nghẽn, tín dụng không tăng trưởng, nhưng một số đại biểu cũng khuyến cáo, bội chi ngân sách sẽ dẫn đến nguy cơ lạm phát và chỉ số giá tiêu dùng tăng trở lại. Theo đại biểu Trần Du Lịch, để đảm bảo phát triển bền vững trước khi tăng cũng cần rà soát lại toàn bộ nguồn lực nhà nước đang có để tránh lãng phí. “Một số doanh nghiệp Nhà nước hiện nay không cần nắm giữ mà đang rất có giá trên thị trường, chúng ta nên thoái vốn, trước mắt có thể thu về hàng trăm nghìn tỷ đồng để bổ sung nguồn vốn này, chứ chúng ta không để nguồn lực này nằm chết”, ông Trần Du Lịch nói.

Cũng theo đại biểu Trần Du Lịch, tăng bội chi nhưng cũng cần phải kiểm soát thật chặt chẽ các nguồn chi. Hiện tại vẫn còn hiện tượng dù vốn thiếu, nhưng nhiều địa phương vẫn đầu tư tràn lan. Riêng số nợ đọng xây dựng cơ bản của 63 địa phương đến hết năm 2011 lên tới trên 90.000 tỷ đồng.

Đồng tình quan điểm này, một số đại biểu cho rằng, nâng trần bội chi ngân sách là điều Nhà nước không mong muốn. Tuy nhiên nếu chúng ta điều hành tốt, đưa được càng nhiều các công trình, dự án vào sử dụng phục vụ cho nền kinh tế, khả năng này sẽ được giảm thiểu tối đa.

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước