Người dân Trung Quốc có mạnh tay chi tiêu trở lại?

Thanh Hiệp-Thứ năm, ngày 02/03/2023 19:11 GMT+7

VTV.vn - Kinh tế Trung Quốc đã ghi nhận tín hiệu tích cực, khi các chính sách chống dịch COVID-19 dần được nới lỏng, cho phép hoạt động sản xuất, tiêu dùng hồi phục.

Theo ước tính của Goldman Sachs, nhờ giai đoạn đại dịch, khối tiền tiết kiệm của người dân Trung Quốc đã gia tăng, đưa tỷ lệ tiết kiệm hộ gia đình năm 2022 lên mức cao nhất trong nhiều năm là 33% GDP, tăng 3 điểm % so với 2019.

HSBC và Morgan Stanley dự báo việc nới lỏng chính sách chống dịch có thể giúp tiêu dùng Trung Quốc tăng trưởng ít nhất là 8% trong năm nay, tương đương mức trước đại dịch.

"Chúng tôi kỳ vọng rằng nền kinh tế Trung Quốc sẽ cải thiện vào năm 2023, với động lực quan trọng đến từ hoạt động tiêu dùng và dịch vụ sau giai đoạn dịch bệnh COVID-19. Việc mọi người ra ngoài ăn uống, du lịch, giải trí sẽ dẫn dắt sự phục hồi. Niềm tin quay trở lại sẽ thúc đẩy sự phục hồi trong toàn nền kinh tế", ông Louis Kuijs, Chuyên gia kinh tế trưởng châu Á - Thái Bình Dương, S&P Global Ratings, cho biết.

Tuy nhiên các nhà kinh tế khác lại tỏ ra hoài nghi hơn khi cho rằng cảm giác bất an về thị trường bất động sản và việc làm có thể ngăn cản người tiêu dùng chi tiêu nhiều hơn trong thời gian dài. Công ty nghiên cứu Rhodium cũng cho biết, một phần lớn các khoản tiết kiệm mới được các hộ gia đình Trung Quốc tích lũy vào năm 2022 là tiền gửi dài hạn và không thể dễ dàng đưa vào chi tiêu ngay lập tức.

Người dân Trung Quốc có mạnh tay chi tiêu trở lại? - Ảnh 1.

Người dân mua sắm tại một trung tâm thương mại ở Trung Quốc. (Ảnh minh họa - Ảnh: Xinhua)

"Theo tôi, vẫn còn quá sớm để kết luận rằng các khoản tiết kiệm dư thừa do các hộ gia đình tích lũy trong thời kỳ đại dịch sẽ hỗ trợ dài hạn cho chi tiêu tiêu dùng", ông David Wang, chuyên gia về kinh tế Trung Quốc, Ngân hàng Credit Suisse, đánh giá.

Để cải thiện tình hình này, Bộ Tài chính Trung Quốc cho biết sẽ tiến hành nhiều biện pháp kích thích tiềm năng tiêu dùng và hỗ trợ thị trường trong thời gian tới.

"Đầu tiên chúng tôi sẽ tăng thu nhập cá nhân thông qua nhiều kênh, giúp người dân có nhiều tiền hơn để chi tiêu. Hoạt động tuyển dụng sẽ được đẩy mạnh, để tạo ra thu nhập dựa trên lao động. Bên cạnh đó, các điều chỉnh đối với an sinh xã hội cũng sẽ được thực hiện để tăng sức chi tiêu của nhóm người có thu nhập thấp và trung bình. Các chính sách ưu đãi thuế, phí sẽ được hoàn thiện để kích thích tiềm năng tiêu dùng xã hội", ông Xu Hongcai, Thứ trưởng Bộ Tài chính Trung Quốc, cho hay.

Tốc độ phục hồi tiêu dùng không chỉ quan trọng với các doanh nghiệp Trung Quốc, mà còn cả các thương hiệu quốc tế. Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), nhiều doanh nghiệp đang trông cậy vào Trung Quốc, quốc gia được dự đoán sẽ chiếm 1/3 tăng trưởng toàn cầu trong năm nay, khi tăng trưởng ở Mỹ và châu Âu chậm lại.

Kinh tế Trung Quốc tiếp đà hồi phục Kinh tế Trung Quốc tiếp đà hồi phục

VTV.vn - Tâm điểm chú ý của thị trường đã đổ dồn vào các số liệu kinh tế của Trung Quốc.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước