Chẳng hạn, theo công bố mới đây của ngân hàng Vietcombank nợ xấu của NH này đã chiếm 3,09% trên tổng dư nợ. Trong đó, riêng nợ có khả năng mất vốn tăng 70,7% so với hồi cuối năm 2013.
Còn trong công bố báo cáo tài chính của Sacombank, tỷ lệ nợ xấu tính đến 30/6 là 1,51% trên tổng dư nợ. Mặc dù, con số này vẫn nằm trong ngưỡng an toàn, nhưng so với cuối năm 2013 đã tăng 1,48%. Đáng lưu ý, trong khi nợ xấu nhóm 3 và nhóm 4 giảm thì nợ xấu nhóm 5 (nhóm có nguy cơ mất vốn) tăng 316 tỉ VND so năm 2013.
Riêng tại TP.HCM, các chuyên gia ngân hàng nhận định, tình hình nợ xấu của các tổ chức tín dụng trên địa bàn đang có xu hướng tăng trở lại. Đáng nói là nợ có khả năng mất vốn chiếm tỉ trọng cao trong tổng nợ xấu.
Tính đến 31/5/2014, số nợ xấu trên địa bàn TP.HCM đã chiếm đến 4,84% tổng dư nợ mới được UBND thành phố đưa ra.
Nguyên nhân của tình trạng này được xác định do thị trường bất động sản sụt giảm và đóng băng trong thời gian dài, ảnh hưởng đến tài sản đảm bảo, kéo giảm giá trị tài sản so với mức định giá trước đây.
Chính vì thế, khi phát mãi, khách hàng không đồng tình với việc giảm giá trị tài sản đảm bảo là bất động sản nhiều hơn so với trước, nhưng nếu không giảm giá sẽ rất khó bán. Mặt khác, việc giải quyết phát mãi tài sản thế chấp bằng bất động sản lại khó khăn và nhiêu khê.