Singapore và Phillipines can thiệp thương vụ Grab - Uber bằng Luật cạnh tranh

Vĩnh Trọng (Trung tâm Tin tức VTV24)-Thứ ba, ngày 10/04/2018 06:18 GMT+7

Ảnh minh họa: Reuters

VTV.vn - Cơ quan chống độc quyền của 2 quốc gia này đã can thiệp và tạm đình chỉ thương vụ sáp nhập để điều tra về khả năng Grab sẽ độc quyền tại khu vực, ít nhất là ở nước sở tại.

Theo như thỏa thuận hợp nhất giữa UberGrab, Uber ngừng mọi hoạt động tại Đông Nam Á kể từ ngày 9/4/2018. Điều đó đã diễn ra tại Việt Nam. Tuy nhiên, tại Singapore và Phillipines, ứng dụng Uber vẫn hoạt động bình thường.

Nhiều ý kiến cho rằng việc sáp nhập là quyền tự do của doanh nghiệp. Vậy căn cứ vào đâu mà chính phủ Singapore và Phillipines lại có thể can thiệp vào?

Hiện tại, các nước vẫn chưa thể chứng minh được thị phần của Grab sau khi hợp nhất Uber có vượt quá ngưỡng xác định độc quyền hay không. Tuy nhiên, chính phủ Singapore và Phillipines vẫn có cách hợp pháp để can thiệp vào thương vụ này. Đó là vận dụng linh hoạt Đạo luật Cạnh tranh với những quy định cụ thể.

Singapore

Một giao dịch sáp nhập sẽ bị cấm khi Ủy ban Cạnh tranh xác định lợi ích có được từ vụ sáp nhập nhỏ hơn tác hại mà nó mang lại, dựa trên các dữ liệu về % thị phần, chính sách giá và ưu đãi cho người tiêu dùng và đối tác...

Tuy nhiên, tại Singapore, bản thân thị phần cũng không được coi là yếu tố quyết định sức mạnh thị trường mà cần xem xét các yếu tố khác như rào cản gia nhập, phản ứng của người tiêu dùng và đối thủ cạnh tranh.

Ngoài ra, Luật cạnh tranh Singaapore vẫn có khả năng áp dụng ngoài lãnh thổ. Về nguyên tắc, sẽ có phép cơ quan quản lý chống lại những hành vi phản cạnh tranh tuy diễn ra ở nước ngoài nhưng lại có tác động xấu tới nền kinh tế Singpapore.

Phillipines

Còn tại Phillipines, Luật Cạnh tranh nước này yêu cầu các thương vụ đều phải trình lên Ủy ban Cạnh tranh xem qua và có nghĩa vụ đáp ứng đòi hỏi thông tin từ Ủy ban này. Trong thời gian tối đa 90 ngày kể từ ngày ra quyết định can thiệp, mọi hoạt động mua bán sáp nhập đều bị đình chỉ.

Trước đó, Phillipines đã đi trước một bước, định danh Grab, Uber thuộc nhóm các "công ty vận tải" vào năm 2015. Nước này cũng giới hạn số lượng phương tiện tham gia dịch vụ chia sẻ ô tô là 65.000 xe đối với tất cả công ty và tiến hành đánh giá 3 tháng một lần. 

Hiện tại, ít nhất 3 đơn vị khác đang nộp đơn xin gia nhập thị trường nhưng vẫn phải chờ ít nhất cho tới khi thương vụ Grab - Uber ngả ngũ.

Uber bị 'khai tử', app Grab liên tục bị treo và tăng giá cước Uber bị "khai tử", app Grab liên tục bị treo và tăng giá cước Grab chưa đưa ra được căn cứ cụ thể để chứng minh nhận định về thị phần Grab chưa đưa ra được căn cứ cụ thể để chứng minh nhận định về thị phần Grab “thâu tóm” Uber, cơ hội vàng cho doanh nghiệp Việt? Grab “thâu tóm” Uber, cơ hội vàng cho doanh nghiệp Việt?

Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước