Sự thay đổi trong các quy định về nguồn gốc xuất xứ

Anh Quang (Trung tâm Tin tức VTV24)-Thứ bảy, ngày 28/10/2017 08:17 GMT+7

VTV.vn - Để không mất đi thương hiệu “Made in + tên quốc gia” vốn đã được xây dựng từ lâu và cam kết chất lượng sản phẩm, nhiều thuật ngữ chi tiết hơn về xuất xứ đã được ra đời.

Khái niệm "Made in somewhere" hay dán nhãn xuất xứ ở đâu đó luôn có những quy định cụ thể. Tuy nhiên, nó sẽ tùy từng quốc gia, tùy từng sản phẩm mà có quy định cụ thể. Tuy nhiên, tất cả đều cùng chung mục đích để giúp cho người tiêu dùng không bị nhầm lẫn về nguồn gốc của sản phẩm.

Theo các chuyên gia nghiên cứu, toàn cầu hóa đã dẫn đến làn sóng di chuyển các nhà máy sản xuất từ nước phát triển sang các nước đang phát triển nhằm giảm giá thành, tăng tính cạnh tranh. Tuy nhiên, để duy trì thương hiệu nhưng vẫn cam kết chất lượng sản phẩm với khách hàng, nhãn mác chi tiết hơn về nguồn gốc xuất xứ cũng đã được thay đổi.

Ví dụ dễ nhìn thấy nhất đó là các dòng sản phẩm của hãng công nghệ Apple sẽ luôn có dòng chữ: "Designed by Apple in California. Assembled in China" (tạm dịch "Được thiết kế bởi Apple tại California. Lắp ráp tại Trung Quốc").

Theo đó, mỗi năm, Apple sẽ thiết kế khung hình, viết phần mềm, nghiên cứu công nghệ mới và phát triển chíp điện tử tại California. Còn các linh kiện lắp ráp, phụ kiện cho các dòng sản phẩm sẽ hoàn toàn được sản xuất tại Trung Quốc.

Chính sự minh bạch và rõ ràng trong nguồn gốc xuất xứ như trên đã khiến cho người tiêu dùng được hưởng lợi khi giá rẻ hơn, trong khi chất lượng vẫn được đảm bảo.

Quy tắc xuất xứ: ‘Chìa khóa vàng’ của TPP Quy tắc xuất xứ: ‘Chìa khóa vàng’ của TPP Doanh nghiệp bắt đầu được tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa Doanh nghiệp bắt đầu được tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa Bia Australia bị phạt vì sai nguồn gốc xuất xứ Bia Australia bị phạt vì sai nguồn gốc xuất xứ

Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước