Vai trò của Việt Nam trong 15 năm tham gia APEC

Trần Hiền -Thứ sáu, ngày 15/11/2013 09:00 GMT+7

 Nhìn lại 15 năm qua, đây cũng là giai đoạn ghi nhận sự gia tăng mạnh mẽ của đầu tư trực tiếp nước ngoài và xuất nhập khẩu của Việt Nam, trong đó phần lớn đến từ các nước thành viên APEC.

Là một diễn đàn kinh tế mở, tuy nhiên, với cam kết mạnh mẽ về thuận lợi hóa đầu tư và thương mại, cùng với các Hiệp định thương mại tự do trong khu vực, APEC đang hướng tới một khu vực mậu dịch tự do rộng lớn. Việt Nam cùng với 20 thành viên còn lại của APEC đang đóng góp và hưởng lợi trực tiếp từ diễn đàn hợp tác quan trọng này.

Trong khuôn khổ Tuần lễ cấp cao APEC, có một diễn đàn tập trung những DN hàng đầu thế giới trong khu vực châu Á - TBD là Diễn đàn Hội đồng tư vấn kinh doanh APEC (ABAC). ABAC là diễn đàn được tất cả các nguyên thủ APEC quan tâm, tất cả các đề xuất của doanh nghiệp liên quan đến cải thiện môi trường đầu tư và thuận lợi hóa thương mại đều được lắng nghe.

Ông Nguyễn San Miên Nhuận, Chủ tịch tập đoàn Miên Viễn Triều đánh giá: “Đóng góp GDP cho nền kinh tế của các DN vừa và nhỏ tại Việt Nam là hơn 40%. Một cơ hội lớn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam bởi vì bản thân các nhà tín dụng tài chính nước ngoài đánh giá thị trường Việt Nam rất tiềm năng, họ cũng muốn tiếp cận các DN Việt Nam nhưng chưa có kênh thông tin nào, vì thế qua đây các nhà tài chính thế giới có một kênh để dễ dàng tiếp cận”.

‘ Lãnh đạo Việt Nam và các nước tham gia APEC . Ảnh: KTVN

Ông Bùi Thanh Sơn, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao nhận xét: “Các doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia vào APEC cũng đã gắn kết được với các doanh nghiệp khác của các nước thành viên, đưa ra những kiến nghị cho Chính phủ các nước để tạo thuận lợi hơn cho thương mại và đầu tư trong khuôn khổ châu Á”.

Không chỉ được hỗ trợ trực tiếp, 96% DN vừa và nhỏ Việt Nam đã được hưởng lợi gián tiếp qua việc dỡ bỏ hàng rào thuế quan kể từ khi Việt Nam tham gia APEC. Mục tiêu của APEC là thuận lợi hóa thương mại và giảm chi phí tiếp cận thị trường cho doanh nghiệp.

Theo ông Nguyễn Cẩm Tú, Thứ trưởng Bộ Công Thương, từ năm 2010 đến nay, các doanh nghiệp Việt Nam đã tiết kiệm được 5% chi phí và giảm 6% thời gian giao dịch, ước quy đổi ra tiền khoảng 59 tỉ USD. Từ nay đến năm 2020, thời điểm thực hiện Mục tiêu Bogor về tự do hóa thương mại cho các nền kinh tế APEC sẽ giảm khoảng 10% chi phí.

Sau 15 năm gia nhập, hiện nay 60% vốn đầu tư nước ngoài, 77% khách du lịch tới Việt Nam đến từ các nước APEC, 60% xuất khẩu của Việt Nam cũng sang các nước APEC, Thuế quan giữa các nước trong APEC cũng đã giảm hơn 70%.

Năm 2020, mục tiêu Bogor sẽ được hoàn tất. Cùng với 2 Hiệp định lớn trong khu vực là TPP và RCEP mà Việt Nam đều tham gia, APEC đang hướng tới trở thành một khu vực mậu dịch tự do không biên giới.

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước