Cách ứng phó dịch COVID-19 tại Anh khiến WHO hoài nghi

Ban Thời sự-Thứ hai, ngày 16/03/2020 13:44 GMT+7

Ảnh: PA

VTV.vn - Đến nay, giới chức Anh vẫn không áp dụng các biện pháp mạnh như cấm tụ tập đông người hay đóng cửa trường học. Tổ chức Y tế Thế giới đang hoài nghi về cách tiếp cận này.

Trong số các nước châu Âu, Anh là nước đang có cách tiếp cận khác trong phòng chống dịch bệnh. Ngày 15/3, Bộ trưởng Bộ Y tế Anh Matt Hancock đã khẳng định khái niệm miễn dịch cộng đồng không nằm trong chiến lược của chính phủ nước này.

Theo người phát ngôn WHO Margaret Harris, đến nay, vẫn chưa có đủ nghiên cứu khoa học về chủng virus gây bệnh COVID-19. Do đó, WHO cho rằng cần phải kết hợp tất cả các biện pháp chống dịch, bao gồm cả xét nghiệm trên diện rộng để bảo vệ đất nước trong dài hạn.

Động thái này của WHO được đưa ra sau khi có nhiều ý kiến cho rằng Anh đang áp dụng phương pháp tiếp cận "miễn dịch cộng đồng" để ứng phó COVID-19. Đây là lý thuyết cho rằng với tỷ lệ tử vong như hiện nay thì không cần khống chế dịch mà để tự lây nhiễm trong cộng đồng, khi đến một tỷ lệ lây nhiễm nhất định sẽ hình thành tỷ lệ lớn người dân miễn dịch, từ đó cộng đồng sẽ miễn dịch. Cách tiếp cận này đang gây nhiều lo ngại ngay trong nội bộ nước Anh.

Ông Vaughan Gething - Người đứng đầu Cơ quan y tế xứ Wales cho biết: "Ưu tiên của chúng ta là cứu được càng nhiều người càng tốt, đồng thời không được xa rời một thực tế là mùa cúm hàng năm tại Anh thông thường có 8.000-10.000 người tử vong. Với virus corona, kịch bản xấu nhất là số người tử vong tại Wales có thể lên tới 20.000 người".

Ngày 15/3, gần 300 nhà khoa học Anh đã gửi thư ngỏ kêu gọi chính phủ có hành động khẩn cấp để ngăn chặn dịch bệnh.

Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh và phản ứng của cộng đồng, Bộ trưởng Bộ Y tế Anh Matt Hancock cho biết Anh cũng đang có kế hoạch yêu cầu cách ly lên đến 4 tháng đối với những người trên 70 tuổi. Chính phủ cũng sẽ họp bàn để quyết định việc cách ly những người có kết quả xét nghiệm dương tính với virus Sars-Cov-2. Tuy nhiên, chưa rõ thời gian cụ thể những biện pháp này sẽ được áp dụng tại Anh.

Ông Hancock cho biết kế hoạch chống dịch của chính phủ Anh dựa trên khuyến nghị khoa học có thể tin tưởng.

Nhìn vào những số liệu mới nhất, châu Âu vẫn đang là ổ dịch COVID-19 lớn nhất bên ngoài Trung Quốc. Trong đó, Italy, Tây Ban Nha và Pháp vừa ghi nhận số ca tử vong nhiều nhất trong 1 ngày. Ngày 15/3, Italy có 368 người tử vong do COVID-19, nâng tổng số người tử vong ở nước này lên hơn 1.800, còn Tây Ban Nha có thêm 97 ca tử vong và Pháp là 29 ca.

Quan điểm của châu Âu và khó khăn của Trung Đông trong phòng chống COVID-19 là gì? Quan điểm của châu Âu và khó khăn của Trung Đông trong phòng chống COVID-19 là gì? Dịch COVID-19 ngày 16/3: Số ca nhiễm và tử vong do COVID-19 trên toàn cầu vượt Trung Quốc Dịch COVID-19 ngày 16/3: Số ca nhiễm và tử vong do COVID-19 trên toàn cầu vượt Trung Quốc Dịch bệnh COVID-19 xuất hiện tại 153 quốc gia và vùng lãnh thổ Dịch bệnh COVID-19 xuất hiện tại 153 quốc gia và vùng lãnh thổ

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước